tailieunhanh - Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các bài giảng lịch sử dân tộc (1858-1918) trong chương trình lịch sử lớp 11

Trên cơ sở phân tích vai trò và ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể tại Đồng bằng sông Cửu Long trong dạy học lịch sử, bài viết đi sâu tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương có thể khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc (1858-1918), từ đó đề xuất các biện pháp sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 53-56; 35 SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG CÁC BÀI GIẢNG LỊCH SỬ DÂN TỘC (1858-1918) TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 11 Nguyễn Đức Toàn - Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận bài: 25/07/2018; ngày sửa chữa: 30/07/2018; ngày duyệt đăng: 31/08/2018. Abstract: Based on the role and significance of intangible cultural heritage in Mekong Delta in teaching history, the articles focus on researching intangible locally cultural heritage to exploit and use for the teaching of national history from 1858 to 1918. Thereby, the paper proposes some method in the usage to improve the quality of teaching and learning history process at high schools. Keywords: Teaching history methods, intangible cultural heritage, history of Vietnam, high school, Mekong Delta. 1. Mở đầu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam (LSVN) sẽ góp phần làm phong phú thêm tri thức của học sinh (HS) về quê hương, nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc (LSDT). Qua đó, giáo dục các em lòng yêu quý, gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, dần dần hình thành ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, với việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVHPVT ở địa phương. Mặt khác, còn là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn với xã hội”, “lí luận gắn với thực tiễn”; thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh” [1; tr 307]. Bài viết nghiên cứu về việc sử dụng hiệu quả DSVHPVT vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho HS lớp 11 thông qua các bài giảng LSDT giai đoạn 1858-1918 trong chương trình Lịch sử lớp 11. 2. Nội dung nghiên cứu . Ý nghĩa của di sản văn hóa phi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN