tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Luận văn gồm các chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại. Chương 2 - Thực trạng tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương 3 - Giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Toàn cầu hoá có tính hai mặt mà mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của các nước đang phát triển, trong đó có Việt bối cảnh như vậy, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và muốn phát triển thì các Ngân hàng thương mại cần phải hoàn thiện tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý của mình để nhằm đáp ứng với sự thay đổi không ngừng nghỉ của những biến động của nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu. Một bộ máy tổ chức hoạt động có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù hợp với đều kiện mới, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của một tổ chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao. Mặt khác, sự tồn tại của tổ chức hoạt động như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống nhất, có phương hướng rõ ràng; đồng thời làm cho hoạt động của tổ chức ổn định, thu hút được mọi người tham gia và có trách nhiệm với công việc hơn. Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế. Mà nguyên nhân quan trọng nhất là từ tổ chức hoạt động, đặc biệt là bộ máy quản lý phát triển chưa phù hợp với mức độ tăng trưởng hoạt động của các tổ chức tín dụng đó. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong thời kỳ mới, các Ngân hàng cần thiết phải cải tổ bộ máy quản lý cũng như tổ chức hoạt .
đang nạp các trang xem trước