tailieunhanh - Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí của tác giả Ngô gia văn phái (Ngữ văn 9, tập 1) nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tại trường trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Để nâng cao năng lực đọc hiểu trong học tập môn Ngữ văn, giáo viên cần chủ động đa dạng hóa các phương pháp dạy học. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập vấn đề dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) tại Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, góp phần hình thành phát triển các năng lực nói chung và năng lực đọc hiểu nói riêng cho học sinh. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 DẠY HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM QUA HÌNH THỨC KỊCH HÓA VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ CỦA TÁC GIẢ NGÔ GIA VĂN PHÁI (NGỮ VĂN 9, TẬP 1) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẮC SƠN, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN Đỗ Thị Lan - Nghiên cứu sinh K35, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 24/09/2018; ngày sửa chữa: 12/10/2018; ngày duyệt đăng: 23/10/2018. Abstract: In order to improve students’ reading comprehension skill in Literature, teachers are required to actively diversify their teaching methodologies. This article presents experiential teaching through the dramatization of Hoang Le Nhat Thong Chi (by Ngo Gia Van Phai) at Bac Son Secondary school in An Thi District, Hung Yen Province in order to develop students’ competence in general and their reading comprehension skill in particular. Keywords: Reading comprehension capacity, experience, dramatization. 1. Mở đầu Năng lực đọc hiểu (NLĐH) được hình thành và phát triển từ môn Ngữ văn (NV) trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập cũng như các nhiệm vụ trong cuộc sống. Nâng cao NLĐH cho học sinh (HS) trong dạy học đọc hiểu văn bản (ĐHVB) còn là một vấn đề lớn cần được các nhà giáo, nhà nghiên cứu phương pháp dạy học bộ môn quan tâm nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn dạy học ngày nay. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra kết quả và những đánh giá quá trình dạy học thực nghiệm thực tế đối tượng HS lớp 9 Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn (Ân Thi - Hưng Yên) năm học 2016-2017 với hình thức dạy học bằng trải nghiệm kịch hóa đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) - tiết 23, 24, tuần thứ 5 trong chương trình NV9, tập 1 [1]. Sự hứng thú, chủ động, tích cực trong việc xây dựng bài học và kết quả kiểm tra, đánh giá NLĐH của HS đã phần nào cho thấy tính khả thi của hình thức dạy học này. Chúng tôi nhận thấy, đó là một hình thức dạy học phát .
đang nạp các trang xem trước