tailieunhanh - Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Đại học Sư phạm Kĩ thuật trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo Module
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện đào tạo theo tiếp cận năng lực nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học. Bài viết nêu lên thực trạng về năng lực dạy học tích hợp của sinh viên các trường đại học sư phạm kĩ thuật, qua đó đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên các trường đại học sư phạm kĩ thuật. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 26-30 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO MODULE Ngô Thị Nhung - Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định Ngày nhận bài: 21/10/2018; ngày sửa chữa: 25/10/2018; ngày duyệt đăng: 05/11/2018. Abstract: Vocational education system has implemented a capacity-based approach to develop occupational skills for learners. Therefore, technical teaching universities have not conducted integrated teaching to develop integrated teaching capacity for students so they can not meet the requirements of innovation. The article outlines the current status of integrated teaching capacity of students in technical pedagogical universities and proposes some measures to develop integrated teaching capacity for students in pedagogical universities. Keywords: Capacity, integrated teaching capacity, measures, technical-pedagogical universities. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW đã nêu rõ: “đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học.” và yêu cầu nội dung giáo dục nghề nghiệp phải được “xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học” [1]. Thực hiện chủ trương này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã chuyển từ đào tạo theo tiếp cận nội dung sang đào tạo theo tiếp cận năng lực với chương trình đào tạo được cấu trúc theo module tích hợp nhằm hình thành và phát triển năng lực thực hiện các công việc của nghề cho người học [2]. Điều này đòi hỏi mỗi nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có năng lực dạy học tích hợp (DHTH) để có thể dạy được cả lí thuyết và thực hành nghề cho người học [3]. Trong khi đó, các trường đại học sư phạm kĩ thuật (ĐHSPKT) - nơi đào tạo và cung cấp giáo viên cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại chưa tiến hành DHTH, chưa hướng đến hình thành và phát triển năng lực thực hiện các công việc của nghề cho sinh viên (SV), cho nên sau .
đang nạp các trang xem trước