tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nhận thức, thái độ và hành vi về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La)

Mục tiêu của luận án nhằm vận dụng khung lý thuyết xã hội học, luận án mô tả thực trạng và chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về bình đẳng giới cho học sinh THPT ở miền núi phía Bắc hiện nay. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nhận thức, thái độ và hành vi về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Ở Việt Nam bình đẳng giới (BĐG) là yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, là mục tiêu của chiến lược phát triển con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang gặp một số rào cản trong thực hiện mục tiêu BĐG theo hướng nhanh và bền vững; trong đó phải kể đến vấn đề BĐG trong học sinh trung học phổ thông (THPT). Những tàn dư của tập tục lạc hậu, khuôn mẫu bất bình đẳng giới, sự thiếu nhận thức về giới của một bộ phận giáo viên, nhà quản lý giáo dục, các gia đình và khuôn mẫu định kiến giới trong sách giáo khoa (SGK) đang là những yếu tố bất lợi trong quá trình nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về BĐG cho các em hiện nay. Xã hội hoá vai trò giới nhằm hướng đến mục tiêu BĐG cho học sinh là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội; đồng thời học tập và vận dụng các kiến thức về BĐG vào trong cuộc sống cũng là quyền và nghĩa vụ của các em. Tuy nhiên, các thiết chế này đã thực hiện việc chuyển tải các giá trị về BĐG vào cuộc sống và nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về BĐG đạt hiệu quả thế nào thì vẫn là khoảng trống còn bỏ ngõ. Trong quá trình phát triển xã hội bền vững theo nguyên tắc bình đẳng giới, vấn đề BĐG trong giáo dục nói chung và BĐG của học sinh THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần thiết. Học sinh THPT nằm trong khoảng tuổi từ 15-17 tuổi, giai đoạn đầu của lứa tuổi định hình nhân cách của thanh niên. Đây là giai đoạn mà các em vừa bộc lộ vừa phát triển những đặc điểm, phẩm chất của người công dân, chủ nhân tương lai của đất nước. Ở lứa tuổi này, nếu học sinh THPT được giáo dục đúng đắn, khoa học về BĐG và được rèn luyện các kỹ năng thực hiện BĐG thì các em sẽ dễ dàng phát huy những kiến thức và kỹ năng BĐG trong cuộc sống tương lai. Vậy .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    172    0    25-04-2024
22    119    0    25-04-2024
10    116    0    25-04-2024
33    122    0    25-04-2024
41    118    0    25-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.