tailieunhanh - Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, trung hòa virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất lá trầu (Piper betle L.)

Với mục đích tìm kiếm một chế phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa lây lan bệnh Tay chân miệng (TCM), Bài viết tiến hành khảo sát tác kháng virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK). Đồng thời, tác dụng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus (MSSA và MRSA), Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli của chế phẩm này cũng được đánh giá. | Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, trung hòa virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất lá trầu (Piper betle L.) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, TRUNG HÒA VIRUS EV71 CỦA THUỐC NƯỚC CHỨA TINH CHẤT LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.) Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Vũ Thị Quế Hương**, Đỗ Thị Hồng Tươi**, Nguyễn Phương Dung*** TÓM TẮT Tình hình và mục tiêu nghiên cứu: Trầu (Piper betle L., họ Hồ tiêu - Piperaceae) phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Thái Lan và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Lá Trầu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Việt Nam để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng. Với mục đích tìm kiếm một chế phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa lây lan bệnh Tay chân miệng (TCM), chúng tôi tiến hành khảo sát tác kháng virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK). Đồng thời, tác dụng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus (MSSA và MRSA), Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli của chế phẩm này cũng được đánh giá. Phương tiện và phương pháp: Khảo sát khả năng trung hòa virus theo quy trình nuối cấy tế bào và kháng thể trung hòa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực hiện tại Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh. Áp dụng phương pháp pha loãng, phân tán trong thạch để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC50). Thực hiện trên 2 vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus ATCC 29213 - MSSA, S. aureus đề kháng methicillin ATCC 43300 - MRSA) và 2 vi khuẩn Gram âm (Pseudomonas aeruginosa ATCC 2785, Escherichia Coli ATCC 2592) tại Bộ môn Vi ký sinh - Khoa Dược, Đại học Y Dược . Sử dụng mẫu trắng là dung môi dùng pha chế mẫu thử (không có tinh chất lá Trầu) trong các thử nghiệm kháng khuẩn và kháng virus. Kết quả: Thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK) có tác dụng ức chế enterobacter 71 (EV71) ở nồng độ pha loãng 1/512 (tương đương 0,59 mg tinh chất/100 mL chế phẩm). Đồng thời, có nồng độ ức chế tối thiểu 50% (MIC50) với Staphylococcus aureus, S. aureus đề kháng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN