tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường công tác quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Luận văn hướng tới mục tiêu tổng quát là hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về quản trị danh mục cho vay, thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam và đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị danh mục tại ngân hàng. Mời các bạn tham khảo! | TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 1. Cơ sở lý luận của luận văn Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (điển hình là hội nhập WTO và TTP), sự cạnh tranh trên thị trường tài chính đang diễn ra vô cùng căng thẳng và khốc liệt. Cùng với đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016- 2020, NHNN tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém thì hoạt động ngân hàng hiệu quả đang là mục tiêu hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Không nằm ngoài bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng, Techcombank với những nỗ lực và mục tiêu đề ra trong chiến lược năm năm tới (2016-2020), tiếp tục giữ vững thị phần, tăng trưởng tín dụng đều mỗi năm và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình. Để mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, điều kiện cần và đủ là vừa song song phát triển tín dụng mới, vừa quản trị danh mục hiện tại một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Với cơ cấu danh mục sử dụng vốn 70%-75% là danh mục cho vay, thì hoạt động quản trị nhóm danh mục này được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu cũng như chiến lược lâu dài mà ngân hàng Techcombank đã đề ra. Trong thời gian qua hoạt động quản trị danh mục cho vay đã được ngân hàng Techcombank áp dụng rất nhiều biện pháp từ ban hành các chính sách, thay đổi cơ cấu mô hình tổ chức, tới việc xây dựng các mô hình quản trị hiện đại nhằm quản trị được danh mục cho vay hiệu quả, cải thiện danh mục cho vay và giảm thiểu được rủi ro. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, công tác quản trị vẫn còn một số vấn đề hạn chế và hiệu quả chưa thực sự đúng với kỳ vọng đề ra, như: rủi ro vẫn tập trung cao ở một số nhóm ngành, sản phẩm và phân vùng địa lý, Do đó, để hoạt động quản trị danh mục cho vay đi đúng định hướng của ngân hàng, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải tăng cường quản trị danh mục một cách hiệu quả nhất. Kết luận, từ mong muốn hiểu
đang nạp các trang xem trước