tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Mục đích nghiên cứu xuất phát từ những lý luận, những vấn đề cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại, luận văn phân tích, đánh giá nguồn vốn và thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Mời các bạn tham khảo! | i TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay, trong cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đang diễn ra sôi động, các Ngân hàng đang tăng cường tung ra các sản phẩm để huy động tiền gửi. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Để tăng cường huy động vốn cần nghiên cứu các hình thức huy động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn vốn. Thực tế nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, một Ngân hàng thương mại quốc doanh có truyền thống hoạt động lâu đời trong hệ thống các Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập. Với mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào lĩnh vực huy động vốn trong kinh doanh ngân hàng, do đó tôi lựa chọn đề tài “ Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu xuất phát từ những lý luận, những vấn đề cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại, luận văn phân tích, đánh giá nguồn vốn và thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 9/2011. Luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm giúp công tác nghiên cứu thuận lợi và đạt kết quả tốt. Ngoài “Lời mở đầu” và “Kết luận”, luận văn được kết cấu thành 3 chương. ii CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . Khái quát về vốn của Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư, cho vay và đáp ứng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN