tailieunhanh - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt cay F1 nhập nội trong vụ Đông - Xuân 2015-2016 tại Thừa Thiên Huế

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu tiến hành trên 7 giống ớt cay F1 nhập nội từ Công ty Nonghyup, Hàn Quốc, sử dụng giống TN52 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông - Xuân 2015–2016 tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế. | Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 43–53 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT CAY F1 NHẬP NỘI TRONG VỤ ĐÔNG – XUÂN 2015–2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trương Thị Hồng Hải*, Trần Thị Thanh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tiến hành trên 7 giống ớt cay F1 nhập nội từ Công ty Nonghyup, Hàn Quốc, sử dụng giống TN52 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông – Xuân 2015–2016 tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tại Thừa Thiên Huế, thể hiện ở thời gian thu hoạch quả đầu từ 96 ngày đến 111 ngày; hình thái cấu trúc cây tốt, tổng số nhánh dao động từ 13 đến 22 cành và có kiểu hình sinh trưởng vô hạn. Trong đó, giống NH1117 tỏ ra vượt trội về khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả 80,16 %, có năng suất thực thu cao nhất 17,2 tấn/ha, phẩm chất quả tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Cần tiếp tục nghiên cứu các giống này trong nhiều vụ ở nhiều vùng khác nhau nhằm chọn ra giống phù hợp với địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của tỉnh. Từ khóa: ớt cay, Đông Xuân 2015–2016, nhập nội, F1, Thừa Thiên Huế, giống phù hợp 1 Đặt vấn đề Cây ớt cay (Capsium annum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae), là cây gia vị thân thảo, thân dưới hóa g , có thể sống vài năm, là cây rau quan trọng và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong ớt có các loại vitamin A, C, D, các chất khoáng Ca, Fe, Na, P, S và một số loại axit amin (Thiamin, axit Oxalic, Riboflamin.); ngoài ra, quả ớt còn chứa protein và chất béo (Cannon và cs., 2000). Đặc biệt, trong quả ớt có nhiều chất cay gọi là Capsicain (C12H7NO3) – một ankaloid có vị cay, thơm ngon chiếm từ 0,34–2 %. Chất cay này dùng để chế biến thuốc, chữa bệnh, nước hoa, dùng trong y học, quốc phòng. Quả ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi trên cả nước, trong đó miền Trung và Nam Bộ là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN