tailieunhanh - Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Đối với các môn lý luận chính trị (LLCT), xuất phát từ đặc thù tri thức của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học. | MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN ThS. Nguyễn Văn Quang* Đoàn Phú Hưng** Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Đối với các môn lý luận chính trị (LLCT), xuất phát từ đặc thù tri thức của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống các môn học bậc đại học và chương trình sơ - trung cấp LLCT ở Việt Nam hiện nay, các môn LLCT (Những nguyên lý cơ cản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) là các môn học thuộc khoa học chính trị, có hệ thống kiến thức mang tính lý luận và khái quát. Các môn học này được giảng dạy chủ yếu bằng nhóm phương pháp dùng lời (thuyết trình) nên còn mang tính truyền thụ một chiều và “áp đặt”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc dạy học, cũng như sự yêu thích của sinh viên đối với các môn khoa học Mác - Lênin. Vì vậy, việc xây dựng các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính tự học, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong giảng dạy các khoa học này, là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy học các môn khoa học LLCT. * Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Trường Chính trị Tỉnh Cà Mau ** 1 2. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN LLCT Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong dạy học là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại. Luật Giáo dục của nước ta khẳng định: “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, .
đang nạp các trang xem trước