tailieunhanh - Ứng dụng mô hình trí tuệ cảm xúc của John Mayer và Peter Salovey để xác định các yếu tố trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Trí tuệ cảm xúc là loại hình trí tuệ thể hiện năng lực của chủ thể đối với các vấn đề có liên quan đến cảm xúc, phản ánh tâm trạng, cảm xúc của cá nhân trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn năng lực liên quan đến cảm xúc, đó là: Nhận biết các cảm xúc của bản thân và của người khác, sử dụng cảm xúc để hỗ trợ, thúc đẩy tư duy, cho phép con người điều tiết cảm xúc của mình trong các quá trình nhận thức khác nhau, hiểu các cảm xúc và quy luật của cảm xúc, quản lí/điều chỉnh cảm xúc. Từ mô hình trí tuệ cảm xúc này chúng tôi ứng dụng vào xác định 4 nhóm năng lực trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 21-25; 53 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA JOHN MAYER VÀ PETER SALOVEY ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày nhận bài: 10/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 24/04/2018. Abstract: Emotional intelligence is a type of intelligence that demonstrates the subject's capability to deal with emotional issues that reflect the mood or emotions of individuals in all general activities and activities. occupation in particular. Emotional intelligence consists of four emotional energies, namely: Identifying emotions of oneself and others; Using emotions to support, promote thinking, allowing people to regulate their emotions in different cognitive processes; Understand emotions and rules of emotion; Managing / adjusting emotions. From this emotional intelligence model, we applied the identification of 4 groups of competencies in the professional activities of preschool teachers. Keywords: emotional intelligence; emotional intelligence model; Preschool teachers, emotional intelligence of preschool teachers. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, trí tuệ cảm xúc (TTCX) là một hướng nghiên cứu mới về trí tuệ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có nhiều quan điểm khác nhau về TTCX. Theo Reuven Bar - On“TTCX là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép từ môi trường” [1; tr 15]. Daniel Goleman cho rằng “Trí tuệ xúc cảm bao gồm những năng lực: tự kiềm chế, kiểm soát, nhiệt tình, kiên trì và năng lực tự thôi thúc mình” [2; tr 36]. Ông cũng khẳng định “Trí tuệ xúc cảm không có nghĩa là để cho mọi người tự do và có cảm giác “hãy để mọi thứ tự nhiên” mà có nghĩa là phải kiểm soát được tình cảm để chúng bộc lộ một cách thích hợp và hiệu quả, khuyến khích được những người xung quanh hợp tác ăn ý với nhau để đạt .
đang nạp các trang xem trước