tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Với mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận vào nghiên cứu đánh giá thực tiễn RRTD tại MB, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MB, đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu RRTD của NHTM, thực trạng và giải pháp hạn chế RRTD tại MB. | i MỞ ĐẦU Trong hoạt động KD của các NHTM, tín dụng là một hoạt động cơ bản. Hoạt động tín dụng đóng góp trên 70% lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng là hoạt động rủi ro cao nhất. Chính vì vậy mà một NHTM muốn phát triển bền vững thì cần phải hạn chế tối đa RRTD. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, để hạn chế RRTD ở các NHTM nói chung và MB nói riêng, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, với mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả KD của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận vào nghiên cứu đánh giá thực tiễn RRTD tại MB, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MB, đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu RRTD của NHTM, thực trạng và giải pháp hạn chế RRTD tại MB. Để thực hiện bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó là sự kết hợp Các phương pháp cụ thể bao gồm phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Study) và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field Study); phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp phỏng vấn, sử dụng các biểu bảng, đồ . Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp từ các báo cáo của MB, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan khác. Các số liệu sơ cấp do tác giả khảo sát và sử lý thông qua các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. ii CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương này tập trung vào việc khái quát chung nhất những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng, các loại rủi ro tín dụng, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN