tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An

Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tổng hợp lý thuyết về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô. Đánh giá hiệu quả đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo! | i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế đối ngoại để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác các thế mạnh của Nghệ An về vị trí địa lý, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến trình phân công và hợp tác quốc tế, nên trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng và phát triển cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung vốn cho quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp. Tuy nhiên, để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu từ nay đến năm 2010, giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh và các vấn đề xã hội liên quan thì điều quan trọng là phải tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu quả. Trong bối cảnh đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tổng hợp lý thuyết về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô. Đánh giá hiệu quả đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô. ii Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An xét trên phương diện quản lý vĩ mô từ năm 1996 đến năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh . 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm các phần .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN