tailieunhanh - Góp phần xác định nguồn gốc tiếng Việt qua “Bảng 100 từ cơ bản Swadesh”
“Bảng 100 từ cơ bản Swadesh” là Bảng từ cơ bản thông dụng trên thế giới. Ứng dụng Bảng này trong việc truy tìm từ nguyên tiếng Việt có thể phát hiện ra mối quan hệ giữa tiếng Việt và các thứ tiếng khác trong khu vực Châu Á thuộc ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam ðảo hay cả với ngữ hệ Hán Tạng. Thực ra 100 từ cơ bản này là 100 khái niệm, trên cơ sở đó có thể quy nạp, tổng kết hàng ngàn lớp từ vựng cơ bản khác trong tiếng Việt, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về nguồn gốc tiếng Việt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 GÓP PHẦN XÁC ðỊNH NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT QUA “BẢNG 100 TỪ CƠ BẢN SWADESH” Võ Trung ðịnh Trường ðại học Ngoại ngữ, ðại học Huế TÓM TẮT “Bảng 100 từ cơ bản Swadesh” là Bảng từ cơ bản thông dụng trên thế giới. Ứng dụng Bảng này trong việc truy tìm từ nguyên tiếng Việt có thể phát hiện ra mối quan hệ giữa tiếng Việt và các thứ tiếng khác trong khu vực Châu Á thuộc ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam ðảo hay cả với ngữ hệ Hán Tạng. Thực ra 100 từ cơ bản này là 100 khái niệm, trên cơ sở ñó có thể quy nạp, tổng kết hàng ngàn lớp từ vựng cơ bản khác trong tiếng Việt, từ ñó có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về nguồn gốc tiếng Việt. 1. ðặt vấn ñề Về vấn ñề xác ñịnh nguồn gốc tiếng Việt, kể từ mốc 1852 khi . Logan trong bài nghiên cứu Ethnology of the Indo-Pacific Islands lần ñầu tiên xếp tiếng Việt vào dòng Môn-Khmer, họ Nam Á thì quan ñiểm này cho ñến nay vẫn ñược nhiều người chấp nhận nhất và trở thành quan ñiểm chính thống cho các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Như giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) ñã chỉ ra rằng, tiếng Việt “là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường, tiểu chi ViệtChứt (vẫn thường gọi là tiểu chi Việt-Mường) nằm trong khối Việt-Katu thuộc khu vực phía ðông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á” [1, trang 332], cho dù trong một quãng thời gian sau này tiếng Việt có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu ñậm với tiếng Hán, nhưng ñó chỉ là quan hệ tiếp xúc chứ không phải quan hệ thân thuộc. Tuy nhiên, ngoài quan ñiểm chính thống ñó, tiếng Việt còn ñược nhiều học giả khác xếp vào các ngữ hệ khác nhau, do bởi trong quá trình sinh sống và di trú của cư dân Việt cổ, tổ tiên chúng ta ñã tiếp xúc và vay mượn rất nhiều các ngôn ngữ trong khu vực. Tiêu biểu như học giả người Pháp H. Maspéro trong công trình Nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng An Nam-Các âm ñầu (Étude sur la phonétique historique de la langue Annamite. Les initiales, 1912) sau khi nghiên cứu tiếng Hán Việt, tiếng Mường, tiếng Thái và
đang nạp các trang xem trước