tailieunhanh - Thành phần loài và phân bố họ rong mơ (Sargassaceae) khu vực ven bán đảo Hải Vân - Sơn Chà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Các loài rong biển thuộc họ rong Mơ (Sargassaceae) là đối tượng có giá trị kinh tế cao với nhiều công dụng. Sản phẩm chiết xuất của rong Mơ được sử dụng trong các lĩnh vực: thực phẩm, dược phẩm và nguyên liệu trên cho công nghiệp của nhiều nước trên thế giới nhiều năm nay. Miền trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là nơi rong Mơ tập trung và phân bố quan trọng. | THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ HỌ RONG MƠ (SARGASSACEAE) KHU VỰC VEN BÁN ĐẢO HẢI VÂN – SƠN CHÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hồ Thị Thu Hoài, Nguyễn Đắc Anh Khoa, Ngô Thị Hương Giang, Trần Đình Minh, Trương Văn Đàn, Võ Điều* *: Khoa Thuỷ Sản, trường Đại học Nông, Lâm Huế TÓM TẮT Các loài rong biển thuộc họ rong Mơ (Sargassaceae) là đối tượng có giá trị kinh tế cao với nhiều công dụng. Sản phẩm chiết xuất của rong Mơ được sử dụng trong các lĩnh vực: thực phẩm, dược phẩm và nguyên liệu trên cho công nghiệp của nhiều nước trên thế giới nhiều năm nay. Miền trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là nơi rong Mơ tập trung và phân bố quan trọng. Nghiên cứu này đã xác định được 7 loài rong thuộc 2 chi Turbinaria và Sargassum trong họ rong Mơ trong đó chi Sargassum (5 loài) có độ đa dạng cao hơn chi Turbinaria. STD3, SH1, SH2, SH3. Khảo sát theo tuyến cho thấy vùng phía bắc bán đảo Hải Vân – Sơn Chà có sự phong phú về thành phần loài tại các điểm hơn vùng phía Nam bán đảo. Số loài dao động trong mỗi điểm từ 1-5 loài. Chi Sargassum có sự phân bố rộng hơn, trong 9 điểm khảo sát thì các loài trong chi Sargassum xuất hiện trên 7 điểm trong khi đó các loài trong chi Turbinaria chỉ xuất hiện ở 5 điểm khảo sát. Phương pháp đánh giá độ phủ rong của Saito và Atobe (1970) và Margarita (2003) được sử dụng trong nghiên cứu này cho thấy giá trị độ phủ giao động từ 37,5% - đến 75%, các điểm SH4, SH5, SHT6 ở phía bắc bán đảo là vùng có độ phủ rộng trong các điểm khảo sát. Từ khoá: rong Mơ (Sargassaceae), Sargassum, Turbinaria, phân bố, độ phủ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rong biển (marine algae) có vai trò quan trọng trong nguồn lợi sinh vật biển, ngày càng được con người khai thác, nuôi trồng và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, công sản xuất hàng năm trên trên thế giới xấp xỉ 4 triệu rong tươi. Khoảng 80% của sản lượng này được sản xuất từ các nước châu Á thái Bình Dương. Các nước sản xuất nhiều nhất hiện nay là Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine Việt Nam có nguồn lợi rong biển rất đa
đang nạp các trang xem trước