tailieunhanh - Trắc nghiệm và phương pháp sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá các kỹ năng thực hành tiếng ở trường phổ thông và đại học - thực trạng và đề xuất kiến nghị
Bài viết đề cập và làm sáng tỏ các khái niệm "Test", phương pháp soạn các loại câu trắc nghiệm và vận dụng trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá các kỹ năng Thực Hành Tiếng, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của học phần liên quan trong chương trình khung đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp, một số đề xuất kiến nghị. | TRẮC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC – THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ThS-NCS Phan Thị Kim Liên, BM THT-BPD Tóm tắt : Bài viết đề cập và làm sáng tỏ các khái niệm « Test » ; phương pháp soạn các loại câu trắc nghiệm và vận dụng trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá các kỹ năng Thực Hành Tiếng ; vai trò, vị trí và tầm quan trọng của học phần liên quan trong chương trình khung đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp ; một số đề xuất kiến nghị. Từ khóa : Mục tiêu, đào tạo, đánh giá, công cụ, trắc nghiệm, kỹ năng ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học cấp Khoa, bài tham luận dưới đây không đặt ra những tham vọng lớn lao mà mong muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp và các bạn sinh viên ngành Sư phạm một số khái niệm cơ bản liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá, quy trình xây dựng một bài trắc nghiệm, kỹ năng soạn câu trắc nghiệm, . phù hợp với các tiêu chí đánh giá cũng như các mục tiêu yêu cầu đề ra trong dạy/học các môn Thực Hành Tiếng ở trường Đại học nói chung cũng như dạy/học môn Tiếng Pháp như một ngoại ngữ ở môi trường Phổ thông nói riêng. Như chúng ta đã biết, chương trình đào tạo – mục tiêu đào tạo – phương pháp đánh giá là ba yếu tố không thể tách rời và đồng thời tồn tại. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố, việc đào tạo sẽ không mang lại kết quả mong đợi. Có thể hiểu mối quan hệ biện chứng giữa chúng một cách ngắn gọn như sau: Mục tiêu – Đào tạo Mục tiêu là tiêu chí đánh giá của đào tạo, bởi chúng định hướng cho chương trình đào tạo và hỗ trợ việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo; ngược lại, chương trình đào tạo không thể tồn tại nếu thiếu đi các mục tiêu. Đào tạo cho phép thực hiện các mục tiêu đã được đề ra tương ứng với từng nội dung của chương trình đào tạo và đóng vai trò kiểm định chất lượng xem các mục tiêu phù hợp hay không phù hợp. Trong quá trình đào tạo, nội dung chương trình có thể được thay đổi phù hợp với các mục tiêu đề ra. Mục tiêu đào tạo .
đang nạp các trang xem trước