tailieunhanh - Hiện trạng cỏ thủy sinh ở khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, Phá Tam Giang – Cầu Hai

Bài báo đề cập đến hiện trạng thảm cỏ thủy sinh tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, là khu bảo vệ thủy sản đầu tiên trong hệ thống các khu bảo vệ thủy sản ở phá Tam Giang - Cầu Hai, nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học, duy trì nguồn lợi thủy sản của phá. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 HIỆN TRẠNG CỎ THỦY SINH Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN CỒN CHÌM, PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI Trần Nguyễn Quỳnh Anh, Lương Quang Đốc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm thuộc phá Tam Giang - Cầu Hai được xác định có sự hiện diện của 3 loài cỏ thủy sinh sống chìm thuộc 2 họ, 1 bộ, 1 lớp của ngành thực vật hạt kín, đó là các loài Najas indica, Halodule pinifolia và Halophila beccarii. Cỏ phân bố ven rìa phá và tạo thành thảm lớn trên cồn ở độ sâu từ 0,2 1,5 m trên tổng diện tích khoảng 13,5 ha, độ phủ trung bình 48%, sinh khối tươi trung bình 385,7 g/m2 và mật độ thân đứng trung bình là thân/m2. Khoảng độ sâu thích hợp cho sự phát triển của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm là 0,3 - 1 m, trong đó loài Halodule pinifolia phát triển tốt nhất ở độ sâu 0,4 – 0,8m và loài Halophila beccarii là 0,3 - 1m. Sự thay đổi độ mặn của nước từ 21 - 28‰ trong thời gian khảo sát làm thay đổi sinh khối và mật độ của Najas indica và Halophila beccarii nhưng ít ảnh hưởng đến sự phát triển của loài Halodule pinifolia. 1. Giới thiệu Cỏ thủy sinh là những thực vật bậc cao sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn [9]. Mặc dù số loài không nhiều so với thực vật bậc cao trên cạn nhưng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các chu trình vật chất tự nhiên cũng như cuộc sống con người [11, 13, 14, 9]. Trong số các khu vực có cỏ thủy sinh sống chìm ở nước ta, phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những thủy vực có các thảm cỏ phát triển tốt với diện tích khoảng hécta [10]. Đây chính là nơi cư trú, nơi ương nuôi, là các bãi giống, bãi đẻ của hầu hết các loài thủy sản trong đầm phá [9]. Chính vì vậy, các thảm cỏ thủy sinh tại đây là tài sản vô cùng quý giá của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bài báo đề cập đến hiện trạng thảm cỏ thủy sinh tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, là khu bảo vệ thủy sản đầu tiên trong hệ thống các khu bảo vệ thủy sản ở phá .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN