tailieunhanh - Ebook Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết: Phần 2

"Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết" là một cuốn sách nhỏ và được xem là kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer. Bằng những lời lẽ dung dị, gần gũi hiếm thấy ở các triết gia, ông đi vào phân tích bản chất của tình yêu và cái chết, hai "đối tượng" vốn mãi mãi ám ảnh nhân loại nhưng cũng mãi mãi không ai có thể hiểu thấu và lý giải hết được sự "tồn tại" của chúng. Mời các bạn tham khảo phần 2 cuốn sách. | SIÊU HÌNH Sự CHẾT LUẬN VẾ CÁI CHẾT VÀ Sự TƯƠNG QUAN GIỮA NÓ VỚI TÍNH CHẤT BAT diệt của BẢN THẾ Tự TẠI CỦA CHÚNG TA Chết chính là vị thần gợi húng và vị thần hướng dẫn của triết học và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết thật khó mà triết lý. Vậy thiết tường ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng đứng đắn nhất và quan trọng nhất của chúng ta. Con vật sống mà không thực biết cái chết nên trong thế giới súc vật cá thể trực tiếp hường thụ cái bản chất bất diệt của chủng loại vi chỉ ý thức mình như một hữu thể vô chung. Ở con người cái xác tín kinh khủng về cái chết phát hiện đồng thời với lí 106 ARTHUR SCHOPENHAUER trí. Nhưng vì trong thiên nhiên một phương thuốc hay ít ra một sự bù đắp thường thường đi đôi với một tai họa nên cũng cái ý nghĩ ấy từng phát sinh ra kiến thức về cải chết lại cũng cung cấp cho con người những tư tường siêu hình để an ủi mà con vật không thể có và cũng chẳng cần có. Chính đó là cái cứu cánh mà tất cả các tôn giảo và tất cả các triết hệ đều lấy làm cứu cánh chính do đó tôn giáo và triết hệ trước hết là phương thuốc giải độc mà lí trí suy tư tự lực tạo ra để chống lại cái tin chắc phải chết. Tuy nhiên họ đạt mục đích ở những mức độ chênh lệch khác nhau và thật ra có tôn giáo hay triết hệ giúp con người có khả năng nhìn tận mặt cái chết một cách bình thản hơn là tòn giảo khác hay triết hệ khác. Bà la môn giáo và Phật giáo dạy con người tự coi mình là hữu thể vô thượng là phạm thiên vốn không biết có sinh diệt nên đã thành công hơn hẳn các tôn giáo cho rằng con người được cấu tạo từ hư không và thực sự lấy sinh làm khởi đầu cho đời sống thụ nhận từ một kẻ khác. Vì vậy mà ở Ần người ta có một thái độ bình thản khinh thị cải chết mà ở Âu người ta thiếu hẳn. Quả thật là một điều đáng ngại khi in sâu vào đầu óc con người ngay từ lúc ấu thơ những quan niệm kém côi không vững chẳc trong một địa hạt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN