tailieunhanh - Siam trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII
Trên cơ sở phân tích quan hệ Siam – Trung Quốc, Siam – Nhật Bản thế kỷ XVI, XVII, bài viết bước đầu đưa ra những đối sánh về hai cặp quan hệ này. Từ đó, làm rõ hơn nữa chính sách ngoại giao của Siam trong quan hệ với các nước lớn ở trong khu vực cũng như vị trí, ảnh hưởng của các nước Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Á vào thời kỳ cận đại. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 SIAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN THẾ KỶ XVI – XVII Lê Thị Anh Đào, Dương Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Quan hệ Siam với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỷ XVI, XVII là hai cặp quan hệ khá đặc biệt trong khu vực châu Á. Nếu quan hệ Siam với Trung Quốc là mối quan hệ thần phục, Siam luôn luôn là nước chịu nhượng bộ thì trong quan hệ với Nhật Bản, Siam khá bình đẳng hơn. Trên cơ sở phân tích quan hệ Siam – Trung Quốc, Siam – Nhật Bản thế kỷ XVI, XVII, bài viết bước đầu đưa ra những đối sánh về hai cặp quan hệ này. Từ đó, làm rõ hơn nữa chính sách ngoại giao của Siam trong quan hệ với các nước lớn ở trong khu vực cũng như vị trí, ảnh hưởng của các nước Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Á vào thời kỳ cận đại. Vào thời kỳ cận đại, việc thiết lập mối quan hệ gần gũi với một nước lớn mạnh như Trung Quốc, một nước có nền hải thương phát triển như Nhật Bản sẽ có lợi cả về kinh tế lẫn chính trị cho các nước. Vì vậy, việc tạo dựng mối bang giao này luôn là sự quan tâm của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Siam (Thái Lan). Có thể nói, chính sách “thân Trung Quốc” cũng như chính sách “bình đẳng cùng có lợi với Nhật Bản” đã được nhà nước Siam quan tâm và phát huy hiệu quả trong suốt thời kỳ phong kiến, đặc biệt trong hai thế kỷ XVI và XVII. 1. Quan hệ Siam – Trung Quốc Ayutthaya (Siam) (1350 – 1767) là một vương quốc hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Trong hai thế kỷ XVI và XVII, nếu quan hệ của Siam với các nước láng giềng ở giai đoạn này diễn ra hết sức căng thẳng trên lĩnh vực chính trị - quân sự thì mối quan hệ của Siam với Trung Quốc, một nước lớn trong khu vực lại luôn dành được sự quan tâm, ưu ái của giai cấp phong kiến Siam trên cả phương diện ngoại giao lẫn thương mại. Trước thế kỷ XVI, Siam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ chính thức. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã gửi bản tuyên ngôn đến các nước để loan báo về sự kiện này (1368), “nước Siam gần
đang nạp các trang xem trước