tailieunhanh - FDI tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Việt Nam: Mối quan hệ hai chiều với GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành, và ảnh hưởng của luật pháp

Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến FDI tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam giai đoạn 2001-2010, bao gồm mối quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc thu hút FDI, và các ảnh hưởng của luật pháp. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 FDI TẠI BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM: MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI GDP, SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC TỈNH THÀNH, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT PHÁP Nguyễn Đình Chiến1, Hồ Tú Linh2, Zhang Ke Zhong1 1 Trường Đại học Quản lý, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, Trung Quốc 2 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến FDI tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam giai đoạn 2001-2010, bao gồm mối quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP, sự cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong việc thu hút FDI, và các ảnh hưởng của luật pháp. Kết quả cho thấy (1) FDI và GDP tại vùng nghiên cứu có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ. Cả hai đều góp phần quan trọng và tích cực trong việc giải thích lẫn nhau tại các tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; (2) Không có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 14 tỉnh thành trong vùng nghiên cứu vì tỉnh thành có PCI càng cao thì càng thu hút được ít FDI; (3) Khả năng tiếp cận thông tin và chất lượng cơ sở hạ tầng ảnh hưởng mạnh đến khả năng thu hút FDI của 14 tỉnh thành; (4) Sau khi Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất ra đời năm 2005 và sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, lượng vốn đăng ký FDI đã tăng nhanh tại vùng nghiên cứu. 1. Đặt vấn đề Kể từ năm 1988, Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, sự phân bố nguồn vốn này trên các vùng miền ở Việt Nam là rất khác biệt. Theo Niên giám Thống kê Việt Nam, số lượng các dự án FDI tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (7%) ít hơn các vùng khác như Đồng bằng Sông Hồng (26%), Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (58%). Do đó, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thu hút và sử dụng FDI tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam là rất cần thiết. Bảng 1. Câu hỏi, giả thiết và mô hình nghiên cứu Câu hỏi Giả thiết Mô hình 1. Liệu có mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI và GDP tại .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.