tailieunhanh - Thử nghiệm tạo chế phẩm lân sinh học và đánh giá hiệu quả của chế phẩm đến một số chỉ tiêu sinh lí hóa sinh của cây lạc (Arachis hypogaea L.)
Hiện nay, nhiều loại phân bón sinh học đang được tập trung nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Tuy vậy, chất lượng của các loại phân bón này nhiều khi không ổn định, ít phát huy hiệu quả khi đưa vào đất. Một trong các nguyên nhân của sự hạn chế này là do quá trình sản xuất phân bón phụ thuộc rất nhiều vào nguồn giống. Sau thời gian bảo quản, giống có thể bị giảm hoạt tính, hồi biến hoặc sử dụng các giống không phù hợp với sinh thái đất. Việc tìm ra các nguồn gen bản địa nhằm thay thế các giống vi sinh vật nhập nội hoặc các giống vi sinh vật có nguồn gốc không phù hợp với điều kiện sinh thái đất của vùng miền là có ý nghĩa thực tiễn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 THỬ NGHIỆM TẠO CHẾ PHẨM LÂN SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ HÓA SINH CỦA CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.) Phạm Thị Ngọc Lan Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Hai chủng nấm mốc M8, M24 và hai chủng vi khuẩn P5, P115 có khả năng hòa tan phosphate vô cơ mạnh được sử dụng để tạo chế phẩm lân sinh học trên nguồn cơ chất than bùn. Hai công thức phối trộn than bùn: khoáng cơ bản và than bùn: bột phosphorite: urea là thích hợp cho sự tồn tại của nấm mốc và vi khuẩn hòa tan phosphate vô cơ trong chế phẩm. Sau thời gian bảo quản 6 tháng, số lượng tế bào đạt 1,29 – 1,72 x 107 CFU/g chế phẩm, đảm bảo TCVN2004 về phân lân sinh học trên nền chất mang không thanh trùng. Chế phẩm lân sinh học tạo từ 2 chủng nấm mốc và 2 chủng vi khuẩn dạng riêng lẻ có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu chiều cao cây, trọng lượng tươi, khô, hàm lượng carotenoid, năng suất sinh học và năng suất thực thu. Hàm lượng lipid hạt lạc thay đổi không đáng kể so với đối chứng; hàm lượng đường khử tăng 23,991 – 41,378% và hàm lượng N tổng số tăng 11,233 – 21,644%. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nhiều loại phân bón sinh học đang được tập trung nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Tuy vậy, chất lượng của các loại phân bón này nhiều khi không ổn định, ít phát huy hiệu quả khi đưa vào đất. Một trong các nguyên nhân của sự hạn chế này là do quá trình sản xuất phân bón phụ thuộc rất nhiều vào nguồn giống. Sau thời gian bảo quản, giống có thể bị giảm hoạt tính, hồi biến hoặc sử dụng các giống không phù hợp với sinh thái đất. Việc tìm ra các nguồn gen bản địa nhằm thay thế các giống vi sinh vật nhập nội hoặc các giống vi sinh vật có nguồn gốc không phù hợp với điều kiện sinh thái đất của vùng miền là có ý nghĩa thực tiễn. Trong phân bón sinh học thì phân lân sinh học là một trong những yếu tố quyết định năng suất nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật phân giải phosphorus. Việc sử dụng kếp hợp giữa phân lân hóa học và phân lân sinh học sẽ nâng .
đang nạp các trang xem trước