tailieunhanh - Phát triển cây cao su ở Thừa Thiên Huế

Bài viết tập trung phân tích tình hình phát triển sản xuất cao su và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cao su của tỉnh. Các phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp điều tra chọn mẫu 115 hộ trồng cao su ở 3 xã thuộc 3 huyện (xã Hương Phú - huyện Nam Đông, xã Hương Bình - huyện Hương Trà và xã Phong Mỹ - Huyện Phong Điền); phương pháp chuyên gia; Phương pháp hạch toán, phương pháp hiện giá và phương pháp phân tích nhạy cảm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ Phùng Thị Hồng Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Trong những năm gần đây, cây cao su ở Thừa Thiên Huế có tốc độ phát triển khá nhanh cả về diện tích và sản lượng, đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải thiện thu nhập cho người nông dân ở vùng gò đồi và miền núi. Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của cây cao su ở Thừa Thiên Huế. Trước hết, đó là sự hỗ trợ của chương trình 327 của Chính phủ và Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp; Thứ hai, đó là khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của cây cao su vẫn còn tồn tại một số hạn chế liên quan đến công tác quy hoạch sản xuất, kiến thức và kỹ năng của người nông dân, sự phát triển của cơ sở hạ tầng (đường giao thông, nhà máy chế biến ), biến động giá cả thị trường và vấn đề tiêu thụ sản phẩm Trên cơ sở những phân tích trên, các giải pháp về quy hoạch sản xuất; tăng cường mối liên kết giữa người nông dân với chính phủ, các nhà khoa học, doanh nghiệp; Hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất; vấn đề tiêu thụ sản phẩm đã được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất cao su của tỉnh. Trong những năm gần đây, cây cao su của Thừa Thiên Huế có tốc độ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, sự phát triển của nó trong giai đoạn vừa qua gặp không ít những khó khăn và thách thức: Quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất phân tán; Công tác quy hoạch cho từng khu vực chưa được quan tâm thích đáng dẫn đến những hạn chế trong việc phát triển cơ sở hạ tầng; Trình độ kỹ thuật và năng lực của người sản xuất còn hạn chế; Năng suất cây trồng còn thấp so với tiềm năng; Hiệu suất hoạt động của các nhà máy chế biến thấp, chưa phát huy vai trò của một trung tâm điều tiết sản xuất. Những hạn chế trên cần thiết phải được khắc phục nhanh chóng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho cây cao su trong thời gian tới. Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết tập trung phân tích tình hình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN