tailieunhanh - Giáo trình Công trình xử lý nước thải - Lê Anh Tuấn: Phần 2
Giáo trình Công trình xử lý nước thải - Lê Anh Tuấn: Phần 2 tiếp tục mang đến cho các bạn các kiến thức về công nghệ xử lý nước thải thông qua các nội dung chính sau: Công trình làm sạch nước thải dưới đất, hệ thống gò lọc, tính toán mức thải thủy lực, tổ hợp công trình xử lý nước thải. . | Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------- Chương Û CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC THẢI DƯỚI ĐẤT --- oOo CÔNG TRÌNH NHÀ VỆ SINH Khái quát Con người và gia súc luôn luôn tạo ra chất thải từ chính mình, chủ yếu là phân và nước tiểu. Các chất thải người và gia súc là nguồn mang nhiều vi trùng mang mầm bệnh (germs) như tiêu chảy (diarrhoea), dịch tả (cholera), thương hàn (typhoid) hoặc viêm gan siêu vi loại A (hepatitis A), ., ngoài vấn đề gây mùi hôi khó chịu và mất thẩm mỹ. Hình cho thấy các đường đi của bệnh tật do ô nhiễm vi khuẩn từ chất thải người. Hình : Đường đi của sự lây nhiễm bệnh tật từ chất thải con người và gia súc Vì vậy, các chất thải này cần phải có công trình tiếp nhận và xử lý tại chỗ trước khi cho vào hệ thống chung. Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh. Bảng cho thành phần chất thải người. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chương 4: CÔNG TRÌNH LÀM SẠCH NƯỚC DƯỚI ĐẤT 48 Giáo trình CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------Bảng : So sánh thành phần hóa học của phân, nước tiểu của người và gia súc Hàm lượng theo % trọng lượng Loại chất thải K2O N P2O5 0,5 - 0,6 0,32 - 0,50 0,45 - 0,6 Phân heo 0,3 - 0,5 0,2 - 0,7 0,07 - 0,15 Nước tiểu heo 0,60 0,60 0,60 Rác thải sinh hoạt 0,48 0,49 0,25 Phân chuồng heo 1,00 0,37 0,50 Phân người 0,50 0,19 0,13 Nước tiểu người 0,5 - 0,8 0,2 - 0,3 0,20 - 0,4 Phân lẫn nước tiểu người (Nguồn: Nguyễn Đăng Đức, Đặng Đức Hữu (1968), Bùi Thanh Tâm (1984) trích bởi Trần Hiếu Nhuệ, 2001) Bố trí Nhà vệ sinh Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng khó khăn, nhà vệ sinh thường bố trí bên ngoài nhà ở, mang tính cộng đồng (cho 1 hoặc vài nông hộ sử dụng .
đang nạp các trang xem trước