tailieunhanh - Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Dìa (Siganus guttatus) giai đoạn nuôi thương phẩm nuôi ở đầm Phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế

Kết quả phân tích 210 mẫu cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm đã xác định được 7 loài ký sinh trùng (KST) ngoại ký sinh thuộc 7 giống, 7 họ, 7 bộ, 5 lớp đó là: Cryptocaryon irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp., Acanthoplacatus sp., Stellantchasmus falcatus (giai đoạn ấu trùng Metacercaria), Piscicola sp. và Ergasilus rotundicorpus. | MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ DÌA (Siganus guttatus) GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM NUÔI Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG, THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN TÝ*, HOÀNG LÊ THÙY LAN Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: Tóm tắt: Kết quả phân tích 210 mẫu cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm đã xác định được 7 loài ký sinh trùng (KST) ngoại ký sinh thuộc 7 giống, 7 họ, 7 bộ, 5 lớp đó là: Cryptocaryon irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp., Acanthoplacatus sp., Stellantchasmus falcatus (giai đoạn ấu trùng Metacercaria), Piscicola sp. và Ergasilus rotundicorpus. Trong đó, các loài Trichodina compacta, Vorticella sp. và Piscicola sp. ký sinh trên cá có tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm ở một số cơ quan cao, riêng mức độ nhiễm loài Ergasilus rotundicorpus trên mang cá Dìa với tỷ lệ và cường độ nhiễm đều rất cao, những loài còn lại bắt gặp với tỷ lệ và cường độ thấp. Từ khóa: Cá Dìa, Ký sinh trùng ngoại ký sinh, Siganus guttatus. 1. MỞ ĐẦU Cá Dìa là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế, có giá trị kinh tế cao nên được nhiều người dân địa phương ương nuôi. Cá Dìa được thả nuôi dưới nhiều hình thức như ương nuôi trong bể xi măng, ao, hồ; nuôi xen ghép, nuôi lồng như ở xã Vinh Hiền, Vinh Hải, Lộc An, Lộc Điền, huyện Phú Lộc; xã Phú Thuận, Phú Diên, huyện Phú Vang Hiện nay, quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi Cá Dìa đã thành công với tỉ lệ sống cao; tuy nhiên, số lượng cá sản xuất ra chưa nhiều, giá thành còn cao, người dân vẫn chủ động đánh bắt từ tự nhiên. Nguồn giống cá Dìa được thu vớt từ tự nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, trong đó tác nhân ký sinh trùng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây bệnh cho cá. Bệnh KST làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá, có thể gây chết hàng loạt cho cá nuôi, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất. Thực tế các công trình nghiên cứu về KST trên cá Dìa vẫn còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu KST trên cá Dìa có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định thành phần loài

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.