tailieunhanh - Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật
Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lý tưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Khác với con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khác nhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trong việc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 CON NGƯỜI NHÀN DẬT, TỰ TẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Hà Ngọc Hòa Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lý tưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Khác với con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khác nhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trong việc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người. Thế kỷ XV, khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúc phong kiến, thì cũng chính là lúc thơ Nôm Đường luật khẳng định vị trí của mình trong dòng chung của văn chương dân tộc. Tư tưởng đạo đức – chính trị của học thuyết Nho giáo, được các nhà thơ khai thác trên nhiều bình diện, nhiều thể loại khác nhau và trở thành âm hưởng chủ đạo cho văn học viết từ thế kỷ XV trở về sau. Cùng với những thay đổi về tư tưởng, hình tượng nhân vật trong thơ Nôm Đường luật cũng có nhiều xáo trộn và vận động không ngẫu nhiên, mà con người nhàn dật, tự tại là một minh chứng điển hình. Khác với con người hành đạo luôn háo hức nhập thế, để thực hiện lý tưởng “trí quân, trạch dân”, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn xuất thế, quay lưng với cuộc đời, sống yên phận “Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực” (Tề thư - Đào giếng mà uống, cày ruộng mà ăn), mặc cho thế sự xoay vần đổi thay: Cày ăn đào uống yên đòi phận, Sự thế chăng hay đã Hán Tần (Nguyễn Trãi. Tự thán. Bài 32) Để minh chứng cho sự vận động của con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV trở về sau, chúng tôi đã khảo sát và lập bảng thống kê: (1) 131 Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật STT Tên tác phẩm Tổng số Số
đang nạp các trang xem trước