tailieunhanh - Việc phong thần ở Nam Bộ thời Pháp thuộc

Từ năm 1867, mặc dù 6 tỉnh Nam Kỳ đã mất trọn về tay thực dân Pháp nhưng ảnh hưởng của triều đình Huế trên đất Nam Kỳ vẫn được duy trì ít ra là mặt văn hóa, thể hiện ở việc nhà Nguyễn vẫn tiếp tục phong thần để “bảo ngã lê dân” Nam Kỳ. Chính việc làm khéo léo này đã giúp dân Nam Kỳ bảo lưu được truyền thống văn hóa để hội nhập mà không mất gốc. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (146) . 2018 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ VIỆC PHONG THẦN Ở NAM BỘ THỜI PHÁP THUỘC Lê Công Lý* 1. Vai trò của sắc thần trong lịch sử khẩn hoang Nam Bộ Lịch sử Nam Bộ chính là lịch sử khai hoang lập ấp. Nhưng ấp chỉ là bước đệm để lưu dân tiến tới lập thôn. Thông thường vài ba ấp hợp lại thành một thôn. Cùng với quyết định hành chính của chính quyền cho phép thành lập thôn, thôn dân tiến hành hoàn thiện dần thiết chế văn hóa tự chủ của thôn làng mình, bao gồm: đình, chùa, miễu (miếu), võ (vũ). Trong thiết chế đó, đình là cơ sở văn hóa quan trọng nhất, thể hiện sợi dây khăng khít giữa nước với làng mà tiêu biểu nhất là sắc thần. Sắc thần là văn bản do nhà vua công nhận và ban phong các mỹ hiệu cho một (hay một nhóm) vị thần ở một thôn làng nào đó và giao cho các ngài làm Thành hoàng bổn cảnh hay phúc thần bảo hộ thôn làng ấy; ngược lại, dân làng sở tại có trách nhiệm thờ phụng cúng tế vị thần đó chu đáo. Do đó, sắc thần là báu vật thiêng liêng nhất của thôn làng, thể hiện sự thừa nhận về mặt pháp lý của triều đình đối với thôn làng. Đồng thời, sắc thần còn là cơ sở để dân làng xác tín rằng toàn bộ cuộc sống của mình được thần linh bảo hộ, một hình thức “bảo hiểm tinh thần” trong hoàn cảnh khai hoang phục hóa còn nhiều bất trắc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên không phải thôn làng nào cũng được vua ban sắc phong thần. Những thôn làng không có sắc thần luôn cảm thấy nguy cơ bị sáp nhập vào thôn làng khác và mặc cảm thiếu điểm tựa tinh thần, dẫn đến bất an trong cuộc sống. Bởi vậy mà nạn trộm cắp, buôn bán sắc thần khá phổ biến ở Nam Bộ. Thôn làng không có sắc thần có thể có nhiều lý do như: bị thiên tai hay chiến tranh hủy hoại, bị trộm cắp hoặc do thôn làng lập trễ, khi Nam Kỳ đã rơi vào tay thực dân Pháp. Trong trường hợp làng lập trễ, dân làng mà đứng đầu là hương chức thường vẫn không chấp nhận tình trạng đình làng mình không có sắc, nghĩa là không có thần Thành hoàng hay phúc thần bảo hộ. Để hợp thức hóa cho vị Thành hoàng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.