tailieunhanh - Vấn đề bức xúc đặt trước nghiên cứu chính sách trong những năm trước mắt
Tư tưởng cốt lõi của công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, là chuyển từ một nền kinh tế do nhà nước độc tôn chỉ huy sang một nền kinh tế đa thành phần. Nghiên cứu chính sách sẽ nhằm theo hướng từ bỏ chính sách độc tôn chỉ huy của nhà nước, sang một chính sách mà mọi thành phần đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là một sự nghiệp gian nan, bởi vì hệ thống của chúng ta đã quá quen thuộc với những cách thức chỉ đạo độc tôn, cho nên trong việc chuyển hướng trong chính sách không dễ dàng từ bỏ quyền lực này. Đó thực sự là vấn đề bức xúc của nghiên cứu chính sách trong những năm tới của nước ta. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 1 (2015) 1-5 NGHIÊN CỨU Vấn đề bức xúc đặt trước nghiên cứu chính sách trong những năm trước mắt Vũ Cao Đàm* Viện Chính sách và Quản lý, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 8 tháng 01 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 02 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 3 năm 2015 Tóm tắt: Tư tưởng cốt lõi của công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, là chuyển từ một nền kinh tế do nhà nước độc tôn chỉ huy sang một nền kinh tế đa thành phần. Nghiên cứu chính sách sẽ nhằm theo hướng từ bỏ chính sách độc tôn chỉ huy của nhà nước, sang một chính sách mà mọi thành phần đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là một sự nghiệp gian nan, bởi vì hệ thống của chúng ta đã quá quen thuộc với những cách thức chỉ đạo độc tôn, cho nên trong việc chuyển hướng trong chính sách không dễ dàng từ bỏ quyền lực này. Đó thực sự là vấn đề bức xúc của nghiên cứu chính sách trong những năm tới của nước ta. Từ khóa: Vấn đề bức xúc, nghiên cứu chính sách, Đổi mới, Đại hội VI, nền kinh tế đa thành phần. 1. Dẫn nhập∗ có thể nói gọn một câu, đó là phát triển “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có sự quản lý của nhà nước” Từ đầu thập niên 1980, đất nước ta bước vào những cuộc cải cách. Ban đầu là thực hiện chế độ “Khoán 100” trong nông nghiệp, với Chỉ thị 100/NQ-TƯ (1981). Tiếp đó là mở ra “Kế hoạch 3” trong công nghiệp với Quyết định 25/HĐBT và Quyết định 26/HĐBT (1983). Rồi cho phép các quan hệ hợp đồng trực tiếp giữa các tổ chức khoa học và giáo dục (KH&GD) với nhau và với thị trường theo Quyết định 175/CP (1981). [1] Đọc câu này, thông thường chúng ta nghĩ là nó không có thông tin, nhưng nếu phân tích kĩ, chúng ta có thể rút ra rất nhiều nội dung thú vị trong các chương trình nghị sự về nghiên cứu chính sách đáp ứng yêu cầu của các giai đoạn cải cách kinh tế và xã hội trong những năm trước mắt. 2. Vấn đề của cải cách Cuối cùng, năm 1986, Đại hội VI của Đảng CSVN quyết định một đường lối đổi mới
đang nạp các trang xem trước