tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm và kali đến năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Bình Định

Thí nghiệm gồm có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và 60 kg N/ha) và 3 liều lượng kali (0, 30, 60 kg K2O/ha), bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (split – plot) với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2009-2010 và 2010-2011 trên đất cát biển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: liều lượng đạm và kali bón ở mức 40 kg N và 60 kg K2O/ha trên nền 90 kg P2O5, 10 tấn phân chuồng và 500 kg vôi/ha đã cho năng suất lạc cao, đồng thời thu được hiệu quả kinh tế cao nhất và cải thiện được độ phì của đất. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG BÓN ĐẠM VÀ KALI ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Thí nghiệm gồm có 4 liều lượng đạm (0, 20, 40 và 60 kg N/ha) và 3 liều lượng kali (0, 30, 60 kg K2 O/ha), bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (split – plot) với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2009-2010 và 2010-2011 trên đất cát biển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: liều lượng đạm và kali bón ở mức 40 kg N và 60 kg K2 O/ha trên nền 90 kg P2O5, 10 tấn phân chuồng và 500 kg vôi/ha đã cho năng suất lạc cao, đồng thời thu được hiệu quả kinh tế cao nhất và cải thiện được độ phì của đất. 1. Đặt vấn đề Cây lạc có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh Bình Định. Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích gieo trồng lạc của tỉnh là ha, đứng thứ 2 về diện tích ở khu vực Nam Trung bộ (sau tỉnh Quảng Nam). Mặc dù, năng suất lạc của tỉnh Bình Định ở mức cao so với bình quân năng suất của vùng và cả nước (26,7 tạ/ha so với 21,1 tạ /ha) [4]. Tuy nhiên, so với năng suất lạc ở các vùng khác và tiềm năng năng suất của các giống lạc hiện có, thì năng suất lạc của tỉnh Bình Định vẫn còn thấp, đặc biệt là lạc trồng trên đất cát biển, thấp hơn so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh từ 10 - 15% [4]. Nguyên nhân chủ yếu là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa hợp lý, trong đó có việc sử dụng phân bón. Lượng phân bón cho cây lạc phần lớn tùy thuộc vào khả năng đầu tư của các nông hộ, nhìn chung là bón phân còn chưa cân đối và chưa thực sự hợp lý. Qui trình phân bón cho cây lạc do các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định khuyến cáo cũng phần lớn dựa vào kinh nghiệm, mà chưa có được những cơ sở khoa học chắc chắn. Hơn nữa, qui trình bón phân được phổ biến thống nhất chung cho toàn tỉnh, chưa xem xét cụ thể riêng cho từng điều kiện đất đai, vùng sinh thái, điều kiện canh tác và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.