tailieunhanh - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa, nâng cao giá trị nông sản, sử dụng hợp lý và hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có và từng bước trang bị thêm, cần phải có những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực trạng để đưa ra một số giải pháp hợp lý về khoa học - kỹ thuật, về chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực,. nhằm nâng cao hơn nữa mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa là một vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Ngọc, Phan Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, nên việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Ngoài ra, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập , Từ đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đến năm 2015) làm cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng các định hướng chiến lược và quy hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng các máy móc thiết bị, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1. Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, có diện tích trồng lúa ha với sản lượng tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, sự đầu tư trang thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang .
đang nạp các trang xem trước