tailieunhanh - Tình hình nhiễm ký sinh trùng trên đàn cừu nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi Thủy An và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy trừ

Chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm 56 mẫu phân của 14 cừu Phan Rang nuôi thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm xác định thành phần loài kí sinh, tỷ lệ, cường độ nhiễm và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy ký sinh trùng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN CỪU NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT NUÔI THỦY AN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC TẨY TRỪ Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Xuân Bả Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Bùi Văn Lợi , Đại học Huế TÓM TẮT Chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm 56 mẫu phân của 14 cừu Phan Rang nuôi thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm xác định thành phần loài kí sinh, tỷ lệ, cường độ nhiễm và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy ký sinh trùng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cừu là 100% gồm có 6 loài thuộc ba lớp Trematoda (sán lá), Nematoda (giun tròn), Protozoa (đơn bào), không có ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda (sán dây). Có 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda. Có 80% cừu bị nhiễm Strongyloides sp. ở mức độ (+), 37,50% cừu nhiễm Trichocephalus sp. ở mức độ (++) và 42,86% cừu nhiễm Trichostrongylidae ở mức độ nhiễm (+++). Sử dụng thuốc Nitroxinyl để tẩy Trematoda có hiệu lực cao hơn so với Albendazol (75% so với 50%). Đối với Nematoda thì hiệu quả tẩy của thuốc Albendazol (33,33%) cao hơn Levamisol HCl (25%). Từ khóa: cừu, kí sinh trùng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu quả điều trị. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây đàn cừu trong cả nước có xu hướng tăng về số lượng. Tổng đàn cừu cả nước tăng từ con (năm 1976) lên con năm 2004, nhiều nhất ở Ninh Thuận ( con) [1]. Gần đây, do sự bùng phát dịch bệnh ở nhiều vật nuôi phổ biến như trâu bò, lợn, gia cầm nên cừu và một số giống gia súc khác như dê, thỏ được người chăn nuôi quan tâm lựa chọn. Thời gian qua đã có nhiều địa phương (Tây Nguyên, Hà Nội.) nhập và nuôi khảo nghiệm giống cừu Phan Rang bước đầu cho kết quả tốt [2]. Trung tâm Nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã nhập đàn cừu Phan Rang với số lượng ban đầu là 21 con (6 con đực sinh sản; 11 con cái sinh sản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.