tailieunhanh - Giáo trình Lập trình hướng đối tượng: Phần 1

Giáo trình này là một thành phần của hệ thống giáo trình của khoa công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học Huế và được biên soạn theo chương trình chính quy cử nhân ngành công nghệ thông tin. Nội dung của giáo trình này gồm 6 chương. Riêng phần 1 gồm 2 chương đầu với nội dung: Các khái niệm cơ sở của lập trình hướng đối tượng; các khái niệm cơ sở của lập trình hướng đối tượng. | Lời nói đầu Chương I: Các khái niệm cơ sở của lập trình hướng đối tượng Chương 2: các mở rộng của ngôn ngữ C++ Chương 3: Lớp Chương 4: Toán tử tải bội Chương 5:Kế thừa Chương 6: Khuôn hình Lời nói đầu Lập trình hướng đối tượng là phương pháp lập trình mới trên bước đường tiến hóa của việc lập trình máy tính, nhằm giúp chương trình trở nên linh hoạt, tin cậy và dễ phát triển. Tư tưởng lập trình hướng đối tượng được áp dụng cho hầu hết các ngôn ngữ lập trình chạy trên môi trường Windows như Visual Basic, Java, Viual C. Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp lập trình mới này là thật sự cần thiết đối với những người làm Tin học. Giáo trình này là một thành phần của hệ thống giáo trình của Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học Huế. Giáo trình được biên soạn theo chương trình chính quy cử nhân ngành Công nghệ thông tin. Nội dung của giáo trình này gồm 6 chương. Chương 1 trình bày cách tiếp cận hướng đối tượng, các nhược điểm của cách tiếp cận hướng thủ tục, các khái niệm cơ bản của lập trình hướng đối tượng. Các chương từ 2 đến 6 tập trung vào ngôn ngữ lập trình C++ để minh họa cho việc lập trình theo cách tiếp cận hướng đối tượng. C++ là sự mở rộng của ngôn ngữ C, nó có nhiều ưu điểm trong khả năng biểu diễn dữ liệu. Việc nắm bắt các yếu tố cơ bản khi lập trình trong ngôn ngữ C++ sẽ là cơ sở để nâng cao hiểu biết và kỹ năng lập trình bằng ngôn ngữ Java, một công cụ không thể thiếu được trong việc phát triển các ứng dụng trên mạng. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tác giả đ• nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu về nội dung chuyên môn của TS. Lê Mạnh Thạnh, TS. Nguyễn Mậu Hân, TS. Hoàng Quang cùng nhiều đồng nghiệp khác trong khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Khoa học Huế. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý giá đó. Mặc dù đ• hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các sinh viên và đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giáo trình trong các lần tái bản. Huế, ngày

TỪ KHÓA LIÊN QUAN