tailieunhanh - Nghiên cứu thành phần và mật số tuyến trùng gây hại trên cây hồ tiêu tại Cam Lộ, Quảng Trị

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về thành phần, mật số, phân bố và đa dạng của tuyến trùng gây hại cây hồ tiêu tại Quảng Trị ở các thời điểm khác nhau trong năm nhằm cung cấp những thông tin cơ bản trong việc định hướng và đưa ra biện pháp phòng trừ tuyến trùng có hiệu quả hơn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ MẬT SỐ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI CAM LỘ, QUẢNG TRỊ Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Nguyễn Tăng Tôn, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam TÓM TẮT Cây hồ tiêu hiện nay đang bị bệnh vàng lá gây hại, một trong những nguyên nhân gây bệnh là do tuyến trùng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thành phần và mật số tuyến trùng gây hại còn hạn chế và biện pháp phòng trừ bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu ở rễ và đất trồng hồ tiêu tại Cam Lộ, Quảng Trị xác định được 12 giống tuyến trùng. Tuyến trùng Meloidogyne sp. rất phổ biến, tuyến trùng Pratylenchus sp. và Tylenchus sp. phổ biến, còn 9 giống tuyến trùng khác là ít phổ biến. Mật số tuyến trùng ký sinh thực vật và mật số tuyến trùng Meloidogyne sp. trong đất và rễ cao nhất ở tháng 2 bởi đây là thời điểm mùa mưa thích hợp cho tuyến trùng di chuyển, tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Sau đó, tháng 10 và tháng 5 mật số tuyến trùng giảm đáng kể. Phương trình hồi quy tương quan giữa số nốt sưng ở rễ và mật số tuyến trùng Meloidogyne sp. trong rễ vào tháng 2 là y = 0,23x + 10,48 với hệ số tương quan R2 = 0,82 và tháng 5 là y = 1,38x + 7,77 với hệ số tương quan R2 = 0,75 và tháng 10 là y=1,3x + 1,50 với hệ số tương quan R2= 0,83. Từ khoá: Bệnh vàng lá, hồ tiêu, phương trình hồi quy, tuyến trùng, tuyến trùng ký sinh thực vật. 1. Đặt vấn đề Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế, được trồng ở nhiều nơi và có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới. Hiện nay, cả nước có khoảng ha trồng hồ tiêu, và được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Trị và Phú Quốc. Từ năm 2005 đến nay, ngành hồ tiêu đã có những bước tiến vượt bậc, từ xuất khẩu tấn năm 2005 với giá trị xuất khẩu USD/tấn đến năm 2007 đã xuất khẩu tấn với giá trị xuất khẩu USD/tấn, chiếm trên 50% lượng xuất khẩu hồ tiêu của thế giới [8]. Tuy nhiên, sản .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.