tailieunhanh - Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 709
Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, Đề kiểm tra HK1 môn Địa lí lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 709 dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: ĐỊA – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 709 A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1: Liên Bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục A. Á- Phi. B. Á- Châu Đại Dương. C. Âu- Á. D. Âu- Phi. Câu 2: “Già hóa dân số” diễn ra chủ yếu ở A. các nước công nghiệp mới (NICs). B. các nước đang phát triển. C. các nước chậm phát triển. D. các nước phát triển. Câu 3: Đâu là thách thức về mặt kinh tế của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển? A. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình. B. Các nước đang phát triển có thể khai thác công nghệ tiên tiến của nước khác. C. Các nước phát triển đã chuyển giao công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang. D. Các nước đang phát triển buộc phải làm chủ các ngành mũi nhọn, như: điện tử Câu 4: Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion) được hình thành với mục đích? A. Vì lợi ích chung của các bên tham gia. B. Hợp tác sâu rộng trong giáo dục đào tạo. C. Liên kết về kinh tế giữa các nước. D. Nâng cao cơ hội và khả năng tìm kiếm việc làm. Câu 5: Cho bảng số liệu: Dân số, GDP của Nhật Bản, Hoa Kì và thế giới năm 2012. Tiêu chí Nhật Bản Hoa Kì Thê giới Dân số (triệu người) 126,8 313,8 7 046,0 GDP (tỉ USD) 5 936 16 048 71 670 Thể hiện tốt nhất sự so sánh tỉ lệ về dân số và GDP của Nhật Bản, Hoa Kì trong thế giới là A. Biểu đồ tròn. B. biểu đồ kết hợp. C. biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột. Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự già hóa dân số của Hoa Kì? A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm. B. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 ngày càng tăng. C. Nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ ngày càng cao. D. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Câu 7: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở Tây Nam Á và Trung Á? A. Nguồn dầu mỏ và vị trí địa- chính trị quan trọng. B. Nhiều tổ chức tôn giáo, cực đoan tăng cường hoạt động. C. Sự can thiệp của thế lực bên ngoài và lực lượng khủng bố. D. Xung .
đang nạp các trang xem trước