tailieunhanh - Giáo trình điện tử vi mạch - điện tử số: Phần 1 - NXB Huế

(NB) Nội dung Giáo trình điện tử vi mạch điện tử của Phan Văn Đường trường ĐH Sư phạm Huế trình bày số gồm 7 chương, phần 1 gồm 4 chương đầu: Vi mạch; cơ sở toán học của điện tử số, các cổng logic, trigger. giáo trình để nâng cao kiến thức về điện tử vi mạch điện tử số. | 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HUẾ THs: PHAN VĂN ĐƯỜNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ VI MẠCH – ĐIỆN TỬ SỐ HUẾ 3-2008 2 CHƯƠNG 1 VI MẠCH ( .) . KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU Thiết bị điện tử là những dụng cụ, máy móc dùng các linh kiện điện tử giúp cho con người thực hiện một chức năng nào đó (máy tính, máy in, máy quét, máy thu hình.) Một thiết bị điện tử thường có sơ đồ khối như hình sau (Hình ) Thiết bị vào Mạch điện tử Thiết bị ra Nguồn nuôi Vỏ máy Hình : Sơ đồ khối một thiết bị điện tử Thiết bị vào: Biến đổi những tín hiệu không điện thành điện (đầu từ, bàn phím, camera, micro .) Thiết bị ra: Biến đổi các tín hiệu đã được gia công, xử lý thành những mục đích cần khống chế và điều khiển (đưa ra loa, đầu từ, hiển thị lên màn hình.) Nguồn cung cấp: Cung cấp toàn bộ năng lượng cho máy hoạt động, nguồn cung cấp là nguồn điện một chiều được lọc rất kỷ và rất ổn định. Vỏ máy: Bảo vệ thiết bị bên trong và để trang trí. Mạch điện tử: Phần quan trọng nhất của thiết bị điện tử, đóng vai trò gia công và xử lý số liệu theo những mục đích và chương trình định trước. Việc gia công và xử lý này căn cứ vào đặc tính của từng phần tử của mạch, căn cứ vào những định luật ghép nối các phần tử với nhau. Bao gồm: a/Linh kiện điện tử : Được chia làm hai loại * Linh kiện tích cực: Đóng vai trò chính trong thiết bị gồm có: Transistor, Diode. Tín hiệu điện qua nó sẽ bị biến đổi. *Linh kiện thụ động: Gồm có: Điện trở (R), tụ điện (C), cuộn cảm (L). Giúp cho các linh kiện tích cực hoạt động. Chỉ gia công sổ liệu chứ không xử lý số liệu. b/Mạch điện: Các linh kiện điện tử trên được liên kết với nhau theo các định luật nhất định để thực hiện các chức năng nhất định. Có nhiều định luật để nối các phần tử với nhau nhưng chỉ có hai nguyên lý làm việc chung : *Nguyên lý tương tự (analog): Tín hiệu ở đầu vào và đầu ra đều biến thiên liên tục theo 3 thời gian. *Nguyên lý số (digital): Tín hiệu ở đầu vào và đầu ra đều biến thiên rời rạc nhằm thực hiện các phép tính toán. Nguyên lý số tác .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN