tailieunhanh - Cải tiến hệ số ưu tiên rủi ro trong phân tích lỗi sản phẩm
Bài viết này đề xuất cải tiến Hệ số ưu tiên rủi ro RPN dùng trong FMEA bằng cách tích hợp yếu tố chi phí chất lượng để nâng cao tính phân biệt mức độ thứ tự ưu tiên xử lý lỗi. Hệ số cải tiến đó được áp dụng thử nghiệm thực tế trong sản xuất lon nhôm dùng cho bia và nước giải khát. Sau khoảng thời gian thử nghiệm, hệ số cải tiến đã hiệu quả hơn trong việc xác định thứ tự ưu tiên xử lý lỗi; do đó, tỷ lệ sản phẩm lỗi trong quy trình sản xuất lon nhôm tại công ty đã giảm đáng kể, từ 10% trước thử nghiệm xuống còn 4% với Hệ số cải tiến và 6% với Hệ số RPN truyền thống. | Tạp chí Khoa học Lạc Hồ ng Số 5 (2016), trang 7-12 Journal of Science of Lac Hong University Vol. 5 (2016), pp. 7-12 CẢI TIẾN HỆ SỐ ƯU TIÊN RỦI RO TRONG PHÂN TÍCH LỖI SẢN PHẨM Improving risk priority number in product failure analysis Nguyễn Thanh Lâm1*, Lê Văn Tú2, Huỳnh Quang Tuyến 3 * Phòng Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai 2 Phòng quản lý thương mại Sở Công thương Đồng Nai 3Ban Tổ chức Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai 1 Đến tòa soạn: 21/5/2016; Chấp nhận đăng: 15/7/2016 Tóm tắt. Phương pháp phân tích các dạng lỗi và tác động (FMEA) là một trong những công cụ phân tích hữu hiệu giúp cho các nhà sản xuất công nghiệp xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp khắc phục lỗi sản phẩm và cải tiến chất lượng liên tục. Tuy nhiên, FMEA truyền thống gặp một số hạn chế nhất định khi xếp hạng ưu tiên. Do đó, bài viết này đề xuất cải tiến Hệ số ưu tiên rủi ro RPN dùng trong FMEA bằng cách tích hợp yếu tố chi phí chất lượng để nâng cao tính phân biệt mức độ thứ tự ưu tiên xử lý lỗi. Hệ số cải tiến đó được áp dụng thử nghiệm thực tế trong sản xuất lon nhôm dùng cho bia và nước giải khát. Sau khoảng thời gian thử nghiệm, hệ số cải tiến đã hiệu quả hơn trong việc xác định thứ tự ưu tiên xử lý lỗi; do đó, tỷ lệ sản phẩm lỗi trong quy trình sản xuất lon nhôm tại công ty đã giảm đáng kể, từ 10% trước thử nghiệm xuống còn 4% với Hệ số cải tiến và 6% với Hệ số RPN truyền thống. Từ khoá: FMEA; Phân tích các dạng lỗi; Phân tích tác động; Sản xuất lon nhôm Abstract. Failure Modes and Effects Analysis (FMEA) has been well recognized as one of effective tools helping industrial manufacturers to identify the priority of failures that need corrective actions to incessantly improve the quality of their products. However, the conventional approach fails to provide satisfactory results in some practical applications. Thus, this study proposes a modification of Risk Priority Number (RPN) used in FMEA by considering the quality cost as
đang nạp các trang xem trước