tailieunhanh - Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 607
Cùng tham khảo Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 607 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: 607 (Đề thi có 2 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì? A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. B. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”. C. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. D. “Tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”. Câu 2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc A. của những tờ-rớt. B. thực dân. C. cho vay nặng lãi. D. phong kiến quân phiệt. Câu 3. Đỉnh cao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX là A. đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905. B. tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908. C. đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905. D. đấu tranh của công nhân Ca – ra – si năm 1908. Câu 4. Chính sách đối ngoại của chính quyền Hít-le ở Đức (1933-1939) là A. tham gia Hội Quốc liên, khẳng định vai trò và vị trí trung tâm của Đức. B. thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng quan hệ với các nước. C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, rút khỏi Hội Quốc liên. D. tham gia Hội Quốc liên, ký hiệp ước với các nước châu Âu và Liên Xô. Câu 5. Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), Anh- Pháp- Mĩ đã tiến hành A. cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất. B. tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. C. phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến. D. thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang. Câu 6. Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là A. nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt, bán rẻ quyền lợi dân tộc. B. trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. C. trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản Trung Quốc. D. tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc .
đang nạp các trang xem trước