tailieunhanh - ánh giá tác động xói mòn đất của dự án chuyển đổi rừng tự nhiên qua trồng cây cao su tại xã Ngân Thủy và Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bài báo đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi rừng tự nhiên qua trồng cây cao su tại xã Ngân Thủy và Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến quá trình xói mòn đất khu vực triển khai dự án bằng mô hình mất đất phổ dụng(USLE). Kết quả đánh giá cho thấy quá trình xói mòn diễn ra mạnh mẽ ở thời gian khai hoang và những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản, ở độ tuổi từ năm thứ 1 đến năm thứ 3, lượng đất mất 26,65 tấn/ha. Khi cây cao su phát triển thì khả năng xói mòn đất trên khu vực dự án sẽ giảm, đến độ tuổi từ năm 4 – năm 5 lượng đất mất 11,10 tấn/ha. Tác động xói mòn chỉ kéo dài đến năm thứ 6, khi cây cao su giao tán nhau, tác động xói mòn sẽ giảm mạnh, lượng đất mất giảm xuống còn 0,999 tấn/ha. | Journal of Science of Lac Hong University Special issue (11/2017), pp. 171-174 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số đặc biệt (11/2017), tr. 171-174 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÓI MÒN ĐẤT CỦA DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN QUA TRỒNG CÂY CAO SU TẠI XÃ NGÂN THỦY VÀ PHÚ THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Assessment of soil erosion effect of changing the natural forest to the forest of rubber tree plating project at Ngan Thuy and Phu Thuy village, Le Thuy district, Quang Binh province Hoàng Anh Vũ1, Võ Thị Nho 2 1vuhoang304@, 2nhovt@ Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Quảng Bình, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình Đến tòa soạn: 30/06/2017; Chấp nhận đăng: 16/08/2017 Tóm tắt. Vấn đề xói mòn đất từ quá trình chuyển đổi rừng tự nhiên qua rừng trồng là vấn đề đã và đang được quan tâm, tranh luận nhiều trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp, đặc biệt với đối tượng cây cao su (Hevea brasiliensis) được đưa vào canh tác trên đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian gần đây. Bài báo đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi rừng tự nhiên qua trồng cây cao su tại xã Ngân Thủy và Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến quá trình xói mòn đất khu vực triển khai dự án bằng mô hình mất đất phổ dụng(USLE). Kết quả đánh giá cho thấy quá trình xói mòn diễn ra mạnh mẽ ở thời gian khai hoang và những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản, ở độ tuổi từ năm thứ 1 đến năm thứ 3, lượng đất mất 26,65 tấn/ha. Khi cây cao su phát triển thì khả năng xói mòn đất trên khu vực dự án sẽ giảm, đến độ tuổi từ năm 4 – năm 5 lượng đất mất 11,10 tấn/ha. Tác động xói mòn chỉ kéo dài đến năm thứ 6, khi cây cao su giao tán nhau, tác động xói mòn sẽ giảm mạnh, lượng đất mất giảm xuống còn 0,999 tấn/ha. Từ khoá: Cây cao su; Xói mòn đất Abstract. Soil erosion coming from the conversion process from natural forests to plantations has been being concerned, argued in agriculture - forestry production, in particular to the project of Rubber tree are cultivated on the forestry land at Quang .
đang nạp các trang xem trước