tailieunhanh - Quốc hội Việt Nam đang chuyển đổi: Từ Quốc hội “tham luận”, đến Quốc hội “tranh luận”

Phân tích sự thay đổi trong hoạt động nghị trường của Quốc hội Việt Nam từ khi thành lập đến nay, tác giả cho rằng trước Đổi mới, hoạt động nghị trường của Quốc hội Việt Nam chủ yếu là “tham luận” - tức minh họa, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và báo cáo thành tích, khó khăn cùng những quyết tâm thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ở địa phương. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 2 (2018) 44-53 Quốc hội Việt Nam đang chuyển đổi: Từ Quốc hội “tham luận”, đến Quốc hội “tranh luận” Nguyễn Đăng Duy* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 09 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2018 Tóm tắt: Phân tích sự thay đổi trong hoạt động nghị trường của Quốc hội Việt Nam từ khi thành lập đến nay, tác giả cho rằng trước Đổi mới, hoạt động nghị trường của Quốc hội Việt Nam chủ yếu là “tham luận” - tức minh họa, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và báo cáo thành tích, khó khăn cùng những quyết tâm thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ở địa phương. Kể từ khi Đổi mới, hoạt động nghị trường của Quốc hội Việt Nam ngày càng chuyển sang “thảo luận” và tranh luận - tức không chỉ bình luận, giải thích, mà còn bao hàm cả việc đánh giá, phản biện các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản. Từ khóa: Đổi mới, tham luận, tranh luận, thảo luận. một cách thường xuyên, mà phải kiêm nhiệm các công việc chính khác, nên các chức năng cơ bản của Quốc hội chỉ được giải quyết ở phiên toàn thể được gọi là các kì họp. Kì họp là hình thức hoạt động cơ bản của Quốc hội Việt Nam bao gồm các phiên họp liên tiếp được tổ chức để giải quyết một chương trình nghị sự. Các kì họp này thường được tổ chức mỗi năm 2 lần: Một kì vào giữa năm và một kì vào cuối năm nên có câu thành ngữ chỉ hoạt động của Quốc hội là “xuân thu nhị kì”1. Các kì họp cơ bản nhất của Quốc hội trước Đổi mới thường chỉ được diễn ra rất ngắn ngủi khoảng 2 - 3 ngày, thường thông qua các dự thảo báo cáo, dự luật của các cơ quan nhà nước 1. Trước Đổi mới (1986), hoạt động nghị trường của Quốc hội Việt Nam chủ yếu là “tham luận” Cũng tương tự như của các nước phát triển, mặc dù không được gọi “Nghị viện”, Quốc hội Việt Nam có 2 hình thức hoạt động cơ bản: Phiên họp toàn thể với sự tham gia của tất các đại biểu là thành viên và các phiên họp của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN