tailieunhanh - Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên cán bộ một trường Đại học ở Hà Nội năm 2016
Nội dung bài viết tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên 269 cán bộ, nhân viên một trường đại học ở Hà Nội năm 2016 trong độ tuổi từ 20 đến 64. Kết quả cho thấy 43,8% đối tượng thừa cân - béo phì; 12,3% tăng huyết áp; 29,0% rối loạn lipid máu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 89-96 Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên cán bộ một trường Đại học ở Hà Nội năm 2016 Vũ Vân Nga, Đỗ Thị Quỳnh, Vũ Thị Mai Anh, Vũ Thị Thơm* Khoa Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 9 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên 269 cán bộ, nhân viên một trường đại học ở Hà Nội năm 2016 trong độ tuổi từ 20 đến 64. Kết quả cho thấy 43,8% đối tượng thừa cân - béo phì; 12,3% tăng huyết áp; 29,0% rối loạn lipid máu. Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ ở nam cao hơn nữ. Tỷ lệ cán bộ nhân viên của trường mắc tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thấp hơn so với cộng đồng. Có sự liên quan giữa giới tính với tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, trong khi nhóm tuổi chủ yếu liên quan tới tình trạng tăng huyết áp (p < 0,001). Từ khóa: Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. 1. Đặt vấn đề các bệnh tim mạch có thể dự phòng được thông qua việc cải thiện các yếu tố nguy cơ (YTNC) [1]. Tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLM), đái tháo đường (ĐTĐ), thừa cân béo phì (TCBP). được coi là các yếu tố nguy cơ chính, có thể thay đổi của bệnh tim mạch. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình [3]. Trên thế giới, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ có xu hướng gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ở Việt Nam, các nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 48% người dân mắc tăng huyết áp, 60-70% có tình trạng rối loạn lipid máu, 5,7% mắc đái tháo đường. [4-6]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim Trong những năm gần .
đang nạp các trang xem trước