tailieunhanh - Khảo sát hành vi phòng chống lao cho cộng đồng của cán bộ y tế và các yếu tố liên quan tại tỉnh Cà Mau năm 2007
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định được các mức độ hành vi phòng chống lao cho cộng đồng của CBYT và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả bằng điều tra cắt ngang. Đối tượng là 551 CBYT đang tham gia hoạt động y tế tại tỉnh Cà Mau. Chọn mẫu phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2007. Nhập số liệu bằng chương trình Epidata và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT HÀNH VI PHÒNG CHỐNG LAO CHO CỘNG ĐỒNG CỦA CÁN BỘ Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2007 Dương Minh Tùng và Cs* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lao là bệnh truyền nhiễm qua đường không khí chưa được khống chế trong cộng đồng. Bệnh có thể phòng ngừa và trị lành nếu phát hiện sớm và điều trị đủ thời gian. Hiện tại bệnh lao phần lớn phát hiện muộn, thường trong trình trạng nặng, trầm trọng. Cán bộ y tế (CBYT) có vai trò quan trọng trong công tác phát hiện và điều trị lành bệnh lao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được các mức độ hành vi phòng chống lao cho cộng đồng của CBYT và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả bằng điều tra cắt ngang. Đối tượng là 551 CBYT đang tham gia hoạt động y tế tại tỉnh Cà Mau. Chọn mẫu phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2007. Nhập số liệu bằng chương trình Epidata và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS Kết quả nghiên cứu: 56,3% CBYT tham gia nghiên cứu có hành vi tốt về phòng chống bệnh lao. Trình độ chuyên môn đại học và trên đại học luôn có hành vi tốt hơn so với nhóm khác. Vẫn còn 24,5% y tá và 14,0% y sĩ, điều dưỡng sử dụng thuốc ưu tiên điều trị bệnh lao như Streptomycine, Kanamycin hoặc Rimifon cho bệnh nhân có bệnh đường hô hấp khi chưa loại trừ bệnh lao. CBYT vừa làm y tế công vừa tham gia khám ngoài giờ có hành vi phòng chống lao tốt nhất. Ngược lại, nhóm chỉ tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu(CSSKBĐ) có hành vi tốt thấp nhất dù số lượng tham gia nghiên cứu nhiều hơn. 70,6% CBYT có tham gia tập huấn CTCL thì hành vi phòng chống lao tốt (60,9%) hơn nhóm không có tham gia (53,4%) (p 80% trong tổng số bệnh nhân thu nhận quản lý điều trị trong CTCL tỉnh Cà Mau. Năm 2001 CTCL tỉnh có nghiên cứu về vấn đề này và kết quả cho thấy bệnh lao phát hiện muộn do sự chậm trễ từ CBYT là chủ yếu (71%)(6) Bệnh lao phát hiện sớm và điều trị kịp thời là phương pháp phòng ngừa bệnh cho cộng đồng tốt nhất. .
đang nạp các trang xem trước