tailieunhanh - Gây mê sử dụng mặt nạ thanh quản cải tiến proseal cho can thiệp nội soi tiết niệu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê sử dụng mặt nạ thanh quản cải tiến (PLMA) cho các can thiệp nội soi đường tiết niệu. Tổng kết phân tích những trường hợp gây mê có sử dụng PLMA từ 1-12/2006 tại BVĐHY, tổng kết tập trung vào các can thiệp theo vùng, cách sử dụng và một số biến chứng hay gặp khi sử dụng PLMA. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học GÂY MÊ SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN CẢI TIẾN PROSEAL CHO CAN THIỆP NỘI SOI TIẾT NIỆU Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Hoàng Đức** và cộng sự TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê sử dụng mặt nạ thanh quản cải tiến (PLMA) cho các can thiệp nội soi đường tiết niệu Phương pháp nghiên cứu: Tổng kết phân tích những trường hợp gây mê có sử dụng PLMA từ 1-12/2006 tại BVĐHYD. Tổng kết tập trung vào các can thiệp theo vùng, cách sử dụng và một số biến chứng hay gặp khi sử dụng PLMA. Kết quả: 280 trường hợp can thiệp nội soi tiết niệu: 205 trường hợp tán sỏi (141 niệu quản vùng chậu; 29 tán sỏi niệu quản lưng; 36 vùng bàng quang-niệu đao); 71 trường hợp can thiệp khác vùng niệu quản; 3 trường hợp chuyển sang phẫu thuật và 1 trường hợp kết hợp với phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Thuốc chủ yếu sử dụng để khởi mê và duy trì mê chủ yếu là Propofol (98,57%) và Isofluranc(98,21%). Tất cả các trường hợp đặt PLMA đều không sử dụng thuốc giãn cơ. Tỷ lệ đặt PLMA thành công bằng phương pháp “ngón tay”sau một lần đặt là 92,86%; sau hai lần đặt là 4,3%. Bảy trường hợp (2,50%) đặt PLMA lần thứ 3 với kỹ thuật đặt qua nòng dẫn, 1 trường hợp (0,34%) đặt PLMA thất bại phải chuyển sang đặt nội khí quản. Thời gian trung bình để đặt PLMA là 20 giây. Kiểu thở của bệnh nhân trong quá trình duy trì mê lần lượt là: tự thở hoàn toàn 48,85% ; tự thở kết hợp thở hỗ trợ theo yêu cầu của can thiệp có hoặc không thêm thuốc giãn cơ 48,92%; thở hỗ trợ hoàn toàn 3,23%. Hai trường hợp xuất hiện trào ngược dịch vị qua ống dẫn của PLMA nhưng không có biểu hiện của hiện tượng hít sặc trên lâm sàng. Một trường hợp sốc phản vệ xảy ra sau khi gây mê nhưng đã được điều trị thành công. Hai trường hợp xuất hiện trào ngược dịch vị qua ống dẫn của PLMA nhưng không có biểu hiện của hiện tượng hít sặc trên lâm sàng. Một số biến cố nhỏ với tỉ lệ thấp liên quan đến việc sử dụng PLMA là ho ruớn, đau họng và chảy máu vùng họng miệng. Kết .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN