tailieunhanh - Sự thay đổi theo không gian và thời gian của quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình (meiofauna) trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường ở ao nuôi tôm sinh thái, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu cũng ghi nhận QXĐVĐ trong các ao có mật độ rất cao và khá đa dạng, đây là nguồn thức ăn dồi dào cho tôm, đồng thời cũng chỉ ra nhóm Nematoda (tuyến trùng) chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng cá thể trong QXĐVĐ ở các ao tôm qua 3 đợt khảo sát. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 55-64 Sự thay đổi theo không gian và thời gian của quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình (meiofauna) trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường ở ao nuôi tôm sinh thái, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau Trần Thành Thái1,*, Nguyễn Lê Quế Lâm1, Ngô Xuân Quảng1, Hà Hoàng Hiếu2 1 Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 85 Trần Quốc Toản, Chí Minh 2 Đại học Bình Dương, 504 Đại lộ Bình Dương, Bình Dương Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt: Tính chất môi trường hóa - lý và quần xã động vật đáy không xương sống cỡ trung bình (QXĐVĐ) trong các ao nuôi tôm sinh thái xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau được khảo sát vào tháng 3 (mùa khô), tháng 7 (chuyển mùa) và tháng 11 (mùa mưa) năm 2015. Kết quả nghiên cứu ghi nhận điều kiện bất lợi trong ao nuôi như nồng độ chất hữu cơ cao và điều kiện nền đáy bị yếm khí. Ngoài ra, các yếu tố như DO, TOC, TN có tương quan ý nghĩa thống kê với một số đặc điểm của QXĐVĐ. Nghiên cứu cũng ghi nhận QXĐVĐ trong các ao có mật độ rất cao và khá đa dạng, đây là nguồn thức ăn dồi dào cho tôm, đồng thời cũng chỉ ra nhóm Nematoda (tuyến trùng) chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng cá thể trong QXĐVĐ ở các ao tôm qua 3 đợt khảo sát. Từ khóa: Ao tôm sinh thái, Cà Mau, đa dạng sinh học, động vật đáy không xương sống cỡ trung bình, rừng ngập mặn 1. Mở đầu một hệ lụy rất lớn cho môi trường tự nhiên, đó là hiện trạng phá rừng ngập mặn để lấy diện tích nuôi tôm. Cụ thể, giai đoạn từ năm 1953 1995, đồng bằng sông Cửu Long mất hơn ha rừng ngập mặn, chủ yếu do nuôi tôm [2]. Năm 1993, khoảng ha rừng ngập mặn trên bán đảo Cà Mau bị xóa sổ do nuôi tôm [3]. Cà Mau được xem là khu vực có diện tích và năng suất nuôi tôm cao nhất Việt Nam nên hiện tượng mất rừng ngập mặn ở đây là rất lớn [4]. Để cân bằng giữa lợi ích kinh tế, Hoạt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.