tailieunhanh - Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vùng chuyên canh chè (Camellia sinensis) cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Nội dung bài viết trình bày Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vùng chuyên canh chè (Camellia sinensis) cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 16-28 Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vùng chuyên canh chè (Camellia sinensis) cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La Hà Trà My, Vũ Quang Mạnh* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 11 tháng 12 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Trong thời gian 2014-2015 quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) được nghiên cứu theo bốn mùa và ba tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất chuyên canh chè (Camellia sinensis) vùng cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đã xác định được 68 loài ve giáp, có 6 loài xác định đến giống, thuộc 45 giống và 29 họ. Trong đó có 57 loài là mới cho vùng nghiên cứu, bao gồm 26 loài là mới cho khu hệ động vật ve giáp của Việt Nam. Đa dạng phân loại của ve giáp ở vùng cao nghiên cứu không phong phú. Có 20 trong 29 họ được xác định chỉ có 1 giống, trong mỗi giống chỉ có 1-2 loài. Họ Oppiidae Grandjean, 1951 là đa dạng nhất, xác định được 7 giống và 10 loài. Theo mùa, số loài ve giáp xác định được giảm theo thứ tự: Xuân >Đông >Thu >Hè, tương ứng có 35 >32 >31 >21 loài. Theo tầng sâu trong đất, số loài ve giáp xác định được giảm theo thứ tự sau: (-1) >(-3) >(-2), tương ứng có 43 >40 >32 loài. Chỉ riêng loài S. mahunkai là gặp ở cả 4 mùa và trong cả 3 tầng đất nghiên cứu. Từ khóa: Chuyên canh chè, Mộc Châu, Mùa, Tầng thẳng đứng, Ve giáp (Oribatida). 1. Mở đầu trường đất nên chúng được coi là một đối tượng chỉ thị sinh học cho các diễn thế của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý khai thác bền vững hệ sinh thái đất. [1, 2]. Đặc điểm khí hậu và địa hình phức tạp của Việt Nam đã tác động lên tính chất địa động vật của khu hệ ve giáp, tăng tính đa dạng và chuyên biệt theo từng vùng địa lý [2, 3]. Vì thế, khu hệ ve giáp Việt Nam được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế [47]. Dẫn liệu của Ermilov

TỪ KHÓA LIÊN QUAN