tailieunhanh - Sự phân bố và tích lũy các hợp chất peflo hóa (PFCs) trong nước và trầm tích tại hai hồ lớn của thành phố Hà Nội
Các hợp chất peflo hóa (PFCs) được phân tích trong 40 mẫu nước và 36 mẫu trầm tích được lấy tại hai hồ lớn tại Hà Nội là hồ Tây và hồ Yên Sở trong 2 mùa mưa và mùa khô. Nồng độ trung bình tổng PFCs phát hiện được trong nước hồ Tây là 10,78 ng/l (8,13 - 13,25 ng/l) và trong nước hồ Yên Sở là 14,55 ng/l (12,42 - 17,64 ng/l). Hàm lượng PFCs trung bình trong trầm tích hồ Tây là 0,11 ng/g mẫu khô (0,03 - 0,26 ng/g mẫu khô) và hồ Yên Sở là 0,79 ng/g mẫu khô (0,08- 2,01 ng/g mẫu khô). | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37 Sự phân bố và tích lũy các hợp chất peflo hóa (PFCs) trong nước và trầm tích tại hai hồ lớn của thành phố Hà Nội Nguyễn Thúy Ngọc, Phan Đình Quang, Trương Thị Kim, Phùng Thị Vĩ, Phạm Hùng Việt, Dương Hồng Anh* Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Các hợp chất peflo hóa (PFCs) được phân tích trong 40 mẫu nước và 36 mẫu trầm tích được lấy tại hai hồ lớn tại Hà Nội là hồ Tây và hồ Yên Sở trong 2 mùa mưa và mùa khô. Nồng độ trung bình tổng PFCs phát hiện được trong nước hồ Tây là 10,78 ng/l (8,13 - 13,25 ng/l) và trong nước hồ Yên Sở là 14,55 ng/l (12,42 - 17,64 ng/l). Hàm lượng PFCs trung bình trong trầm tích hồ Tây là 0,11 ng/g mẫu khô (0,03 - 0,26 ng/g mẫu khô) và hồ Yên Sở là 0,79 ng/g mẫu khô (0,082,01 ng/g mẫu khô). Tại cả hai hồ, các PFCs được tìm thấy trong nước chủ yếu có số nguyên tử cacbon trong phân tử thấp (từ C4 đến C10), còn trong trầm tích các cấu tử C8 đến C10 chiếm thành phần chính. Có sự tích lũy các PFCs trong nước và trầm tích tại hai hồ Tây và Yên Sở với hệ số phân bố PFCs giữa trầm tích và nước (log KD) trong khoảng 1,05 tới 2,91. Từ khóa: PFCs, nước, trầm tích, hồ Yên Sở, hồ Tây. 1. Mở đầu không có sản xuất PFCs nhưng các sản phẩm có khả năng chứa PFCs được nhập khẩu và sử dụng dưới 3 dạng chính là nhóm sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm chuyên dụng như vật liệu trong bình dập lửa, dầu thủy lực, thuốc diệt côn trùng và hóa chất dùng trong ngành dệt may, ngành giấy, chất tẩy sơn, vecni. [1]. Sử dụng các sản phẩm tiêu dùng và quá trình thải bỏ sẽ là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến sự phát tán, vận chuyển và tích lũy các hợp chất PFC trong môi trường ở các nước nói chung trong đó có Việt Nam. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhà máy xử lý nước thải nói chung
đang nạp các trang xem trước