tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2018-2019 lần 1 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 245

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2018-2019 lần 1 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 245 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn! | SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1-NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 245 Họ và tên thí sinh:.SBD: . Câu 1: Dùng lực F theo phương ngang lần lượt kéo hai vật m1 và m2 trượt không ma sát trên mặt sàn nằm ngang thì gia tốc của hai vật lần lượt là 3(m/s2) và 6(m/s2). Tìm gia tốc nếu dùng lực F kéo vật m = m1+ m2: A. 2,5(m/s2). B. 2(m/s2). C. 1,5 (m/s2). D. 1(m/s2). Câu 2: Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là: A. bước sóng. B. độ lệch pha. C. chu kỳ. D. tốc độ truyền sóng. Câu 3: Một nguồn điện có suất điện động E = 10 V và điện trở trong 1 Ω mắc với mạch ngoài là một điện trở R = 4 Ω. Công suất của nguồn điện bằng A. 40 W. B. 20 W. C. 16 W. D. 8 W. Câu 4: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc chạm đất của vật rơi tự do là: A. v 2 gh . B. v gh . C. v 2h g D. v 2 gh . Câu 5: Mắt có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không điều tiết là A. mắt cận. B. mắt cận thị khi về già. C. mắt viễn. D. mắt không có tật. Câu 6: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1 và l2, được treo ở trên một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì tương ứng là 2,0 s và 1,8 s. Tỉ số l2/l1 bằng: A. 1,11. B. 0,90. C. 0,81. D. 1,23. Câu 7: Hai sóng kết hợp là hai sóng: A. Cùng tần số, cùng phương và hiệu số pha không đổi theo thời gian. B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian. C. Cùng tần số và cùng pha. D. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha. Câu 8: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai? A. dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức. B. dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động. C. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. D. biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN