tailieunhanh - Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật tự chủ đại học ở Việt Nam

Bài viết làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ chế quản trị đại học tự chủ, khái quát tiến trình thể chế hóa chủ trương tự chủ đại học và triển khai thực hiện tự chủ đại học trong thời gian qua, phân tích những hạn chế, bất cập của phápluật và làm rõ nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tự chủ đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 62-74 Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật tự chủ đại học ở Việt Nam Đỗ Đức Minh* Ban Thanh tra và Pháp chế Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 14 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ chế quản trị đại học tự chủ, khái quát tiến trình thể chế hóa chủ trương tự chủ đại học và triển khai thực hiện tự chủ đại học trong thời gian qua, phân tích những hạn chế, bất cập của phápluật và làm rõ nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tự chủ đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hiện nay. Từ khóa: Tự chủ đại học, Đổi mới giáo dục đại học, Việt Nam. 1. Cơ chế quản trị đại học tự chủ Quyền tự chủ đại học được phân biệt thành 2 dạng thức [1]: 1) Tự chủ thực chất hay bản thể (substantive autonomy) - là quyền của nhà trường được tự xác định các mục tiêu, chương trình của mình để trả lời câu hỏi dạy “cái gì”? và điều này được thể hiện ở tuyên bố sứ mạng của nhà trường (các trường đại học có quyền tuyên bố sứ mạng và các mục tiêu, cách thức đi đến mục tiêu mà không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào từ chính phủ và các cơ quan quản lí). Đó chính là thẩm quyền đầy đủ của trường đại học trong loại hình tổ chức của mình để đưa ra các quyết định chương trình, mục tiêu (cái học thuật) và vận hành nhà trường. 2) Tự chủ thủ tục (procedural autonomy) [2] - là quyền của nhà trường được xác định các biện pháp thi hành để theo đuổi các mục tiêu và chương trình đã vạch ra (cách học thuật). Đó . Tự chủ đại học (university autonomy) Tự chủ đại học (TCĐH) là quyền tự do của trường đại học trong việc quyết định những công việc của chính mình; thể hiện khả năng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của nhà trường mà không bị trói buộc bởi những quy định và quản lí ở cấp vĩ mô. Là khả năng toàn diện của trường đại học hoạt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN