tailieunhanh - Tương tác giữa người học và nội dung trong chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến - hello

Bài viết này trình bày kết quả phân tích dữ liệu trích xuất từ một hệ thống học tiếng Anh trực tuyến của một trường đại học ở Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để tìm hiểu và so sánh mức độ tương tác giữa sinh viên của hai khoa tiếng Anh với nội dung của chương trình học trực tuyến. | TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI HỌC VÀ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN - HELLO Phạm Ngọc Thạch* Trường Đại học Hà Nội, Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 29 tháng 05 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết này trình bày kết quả phân tích dữ liệu trích xuất từ một hệ thống học tiếng Anh trực tuyến của một trường đại học ở Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để tìm hiểu và so sánh mức độ tương tác giữa sinh viên của hai khoa tiếng Anh với nội dung của chương trình học trực tuyến. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác nhau về điểm làm bài kiểm tra đầu trình độ, kiểm tra kết thúc bài học và điểm trung bình các bài luyện giữa sinh viên của hai khoa. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan giữa điểm trung bình các bài luyện thành phần và điểm kiểm tra đầu trình độ/kết thúc bài học. Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị là giảng viên theo dõi cần sát sao hơn trong việc nhắc nhở và khuyến khích sinh viên hoàn thành tất cả các bài luyện một cách nghiêm túc và có chất lượng hơn. Từ khóa: học tiếng Anh trực tuyến, hệ thống quản lý học tập, kiểm tra đầu trình độ, tỷ lệ hoàn thành bài tập 1. Đặt vấn đề 1 Học trực tuyến nói chung và học ngoại ngữ trực tuyến nói riêng đã phát triển mạnh trên thế giới và ở Việt Nam. Ngày nay người học không chỉ theo học các khóa học trực tiếp, truyền thống mà họ luôn có xu hướng tìm phương thức học tiện lợi, hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của bản thân, công việc. Học trực tuyến đáp ứng được các yêu cầu về tính linh hoạt, tiện lợi và hiệu quả (Poley, 2010). Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho phép các nhà giáo dục, giáo học pháp, giảng viên và chuyên gia về công nghệ thiết kế và xây dựng các chương trình học đáp ứng nhu cầu của người học thế kỷ 21 (Garrison, 2011). Trong lĩnh vực ngoại ngữ, công nghệ tiên tiến đã mang lại cơ hội to lớn trong các ứng dụng học ngoại ngữ có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.