tailieunhanh - Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất

Bài viết này chỉ ra một cách tiếp cận khác dựa trên nhận thức rằng sự phân hóa quan niệm về hiến pháp dẫn đến nhu cầu phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất (nội dung). Theo tác giả, nếu chỉ phân loại hiến pháp thuần túy dựa trên tính hình thức thì sự ứng dụng là không nhiều khi mà phân loại hiến pháp chỉ dừng lại ở hiến pháp thành văn - bất thành văn/ hiến pháp cứng - hiến pháp mềm. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 89-95 Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất Nguyễn Quang Đức* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 12 tháng 10 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 13 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết này chỉ ra một cách tiếp cận khác dựa trên nhận thức rằng sự phân hóa quan niệm về hiến pháp dẫn đến nhu cầu phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất (nội dung). Theo tác giả, nếu chỉ phân loại hiến pháp thuần túy dựa trên tính hình thức thì sự ứng dụng là không nhiều khi mà phân loại hiến pháp chỉ dừng lại ở hiến pháp thành văn - bất thành văn/ hiến pháp cứng - hiến pháp mềm. Trong khi phân loại hiến pháp theo nội dung mang lại sự xem xét toàn diện và thực chất cho mỗi hiến pháp, từ việc xác lập các giá trị cốt lõi của một mô hình, tư duy trong việc sửa đổi và khả năng chuyển đổi giữa các mô hình sao cho phù hợp với cấu trúc xã hội ở đó. Nhận thức này cho phép những sửa đổi hiến pháp được diễn ra thường xuyên hơn mà không bị o bế bởi tư duy phân loại hiến pháp theo tính hình thức (hiến pháp cứng - mềm/thành văn - bất thành văn), mang lại khả năng ứng dụng cho những mô hình hiến pháp đang trong quá trình chuyển đổi. Từ khóa: Phân loại hiến pháp, phân loại theo nội dung, phân loại theo hình thức. - một “hiện tượng” chính trị/pháp lí quan trọng. Lịch sử hình thành của hiến pháp đã xuất hiện từ khá sớm, từ thời Hy Lạp cổ đại, Plato (427 347 TCN) trong tác phẩm “Cộng hòa” (The Public) (380 TCN) và Aristotle (384 - 322 TCN) trong tác phẩm “Chính trị luận” (The Politics) (350 TCN), có lẽ là những người đầu tiên phân biệt giữa luật thông thường và hiến pháp. Tiếp đó, trong tác phẩm “Hiến pháp của Athen” (Constitution of Athens) (330 TCN) Aristotle đã khảo sát và phân loại các hình thức khác nhau của hiến pháp, chỉ ra những thành tố tạo nên một bản hiến pháp tốt, ông cho rằng một hiến pháp tốt là một hình thức pha trộn giữa các yếu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.