tailieunhanh - Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyền

Bài viết cho rằng Việt Nam muốn kiểm soát tốt quyền lực nhà nước ở địa phương, thì không thể không thúc đẩy phân cấp, phân quyền. Tuy nhiên, phân cấp, phân quyền cũng tạo ra những khó khăn, thách thức đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương. Do đó, cùng với việc phân cấp, phân quyền, thì cần phải xây dựng các giải pháp bảo đảm vận hành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 2 (2018) 108-118 Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyền Đặng Minh Tuấn1,*, Hoàng Thị Ái Quỳnh2 1 2 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Võ Văn Kiệt, An Tây, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Ngày nhận 19 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2018 Tóm tắt: Phân tích lí thuyết về kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương dựa trên cách tiếp cận nguyên tắc phân quyền, bài viết chỉ ra những bất cập của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương ở Việt Nam do chịu ảnh hưởng của nguyên tắc tập quyền. Bài viết cho rằng Việt Nam muốn kiểm soát tốt quyền lực nhà nước ở địa phương, thì không thể không thúc đẩy phân cấp, phân quyền. Tuy nhiên, phân cấp, phân quyền cũng tạo ra những khó khăn, thách thức đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương. Do đó, cùng với việc phân cấp, phân quyền, thì cần phải xây dựng các giải pháp bảo đảm vận hành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương. Từ khóa: Kiểm soát quyền lực, quyền lực nhà nước, chính quyền địa phương, phân cấp, phân quyền, Việt Nam. Đặt vấn đề nước và nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương là một yếu tố không thể thiếu trong tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước. Việc kiểm soát tốt quyền lực nhà nước ở địa phương không những giúp chính quyền trung ương quản lí hiệu quả chính quyền địa phương, mà quan trọng hơn nhằmđảm bảo chất lượng dịch vụ công do địa phương cung ứng, đảm bảo quyền lợi của người dân và tránh sự lạm dụng quyền hạn của cơ quan nhà nước ở địa phương. Trong khi lí thuyết và thực tiễn tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước của các quốc gia trên thế giới đều cho thấy việc áp dụng nguyên tắc phân quyền là cơ sở quan trọng cho việc Kiểm soát quyền lực nhà nước là hoạt động trung tâm, nhu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.