tailieunhanh - Vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển - Lê Cao Đoàn

Dưới sự thúc đẩy của quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa, phương thức sản xuất và kết cấu kinh tế - xã hội đã thay đổi căn bản. Đến lượt mình điều này làm thay đổi và cấu trúc lại hệ thống chủ thể của nền kinh tế - xã hội, thay đổi vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phát triển. Bài viết xem xét sự thay đổi của chủ thể nông dân trong quá trình phát triển, đặc biệt, xem xét vai trò và trách nhiệm của chủ thể nông dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌCVai trò chủ thể của nông dân. Vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển Lê Cao Đoàn * Võ Thị Kim Thu ** Tóm tắt: Dưới sự thúc đẩy của quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa, phương thức sản xuất và kết cấu kinh tế - xã hội đã thay đổi căn bản. Đến lượt mình điều này làm thay đổi và cấu trúc lại hệ thống chủ thể của nền kinh tế - xã hội, thay đổi vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phát triển. Bài viết xem xét sự thay đổi của chủ thể nông dân trong quá trình phát triển, đặc biệt, xem xét vai trò và trách nhiệm của chủ thể nông dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ khóa: Vai trò chủ thể nông dân; phát triển; nông dân; xã hội công dân; kinh tế hộ nông dân. 1. Dẫn nhập Dưới sự thúc đẩy, tác động của quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa, và hội nhập, kinh tế được tự do hóa, xã hội được dân chủ hóa, và nền kinh tế được đặt vào quá trình phát triển. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nông dân là người sản xuất nông nghiệp, sống bằng nghề nông và ở nông thôn có một sự thay đổi căn bản. Cũng chính trong quá trình phát triển, vai trò chủ thể và trách nhiệm xã hội của nông dân có sự thay đổi thích ứng. Để hiểu rõ vai trò chủ thể của người nông dân được xác lập và phát triển như thế nào, trước hết cần hiểu vai trò chủ thể là gì? Thứ nhất, trong một xã hội dân chủ, người dân đã được giải phóng khỏi các quan hệ lệ thuộc phong kiến và trở thành các cá nhân tự do và làm chủ bản thân họ. Họ trở thành công dân của một xã hội dân chủ. Ở đây xã hội trở thành xã hội công dân. Trong xã hội công dân, luật pháp là tối thượng, bởi vậy, nhà nước pháp quyền là một nhân tố quyết định. Nó thông qua thể chế và luật pháp xác định các quyền công dân và nghĩa vụ của họ đối với xã hội, đồng thời nhà nước pháp quyền bảo vệ quyền công dân và phát triển quyền tự do, tự chủ của công dân của xã hội dân chủ. Như vậy, các công dân tự do,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN